- Không phải là hiểu biết thông thường
2.1.5. Gây rối hoạt động kinh doanh
Điều 44, Luật Cạnh tranh quy định: “Cấm doanh nghiệp gây rối hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp khác bằng hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó”.
+ Chủ thể: doanh nghiệp (cạnh tranh với doanh nghiệp khác)
+ Hành vi: trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác
+ Hậu quả: chủ yếu là gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác
(Gián đoạn: bị ngừng lại, cản trở: hoạt động kinh doanh vẫn diễn ra, nhưng khó khăn hơn)
Vụ viêc: hãng taxi A lắp đặt hệ thống gây nhiễu làm tổng đài của hãng taxi B không hoạt động được � trực tiếp gây rối hoạt động kinh doanh, làm cản trở cho hoạt động kinh doanh của hãng taxi B.
Vụ viêc: 2 nhà hàng cạnh tranh với nhau, một nhà hàng đã thuê người đổ nước thải vào cửa hàng của đối thủ cạnh tranh � gián tiếp, làm cản trở hoạt động kinh doanh.
Một số lưu ý:
- Phân biệt hành vi này với hành vi dèm pha, ép buộc. Vụ việc: 2 nhà hàng kinh doanh ở cạnh nhau. 1 nhà hàng cử người đứng ở nhà hàng bên kia, khi khách vào thì bảo rằng nếu ăn ở cửa hàng đó thì sẽ bị đánh � hành vi ép buộc. Vụ việc: 2 nhà hàng kinh doanh ở cạnh nhau. 1 nhà hàng cử người đến nhà hàng kia ăn, rồi kiếm chuyện đánh nhau � hành vi gây rối hoạt động kinh doanh.
- Phân biệt hành vi này với hành vi cạnh tranh lành mạnh. Vụ việc: 2 siêu thị ở cạnh nhau, 1 siêu thị dùng các biện pháp khuyến mại, giảm giá, đúng quy định của pháp luật, thu hút hết khách về bên mình, làm cho siêu thị kia phải đóng cửa � đây là hành vi cạnh tranh lành mạnh.
Vụ việc: xe buýt Hà Nội bị xe buýt Hưng Yên đi trước cản đường, để cho xe buýt khác của Hưng Yên đi trước đón khách � hành vi gây rối hoạt động kinh doanh, làm cản trở hoạt động kinh doanh của xe buýt Hà Nội.
Vụ việc: 2 công ty du lịch cạnh tranh với nhau. 1 Công ty du lịch đã cho người phá hỏng đường truyền Internet của đối thủ cạnh tranh � Có ý kiến cho rằng, nếu như công ty du lịch của đối thủ cạnh tranh chủ yếu hoạt động thông qua kênh điện thoại, giao dịch trực tiếp, mà ít giao dịch qua Internet, cho nên, nếu như bị phá Internet, công ty du lịch kia vẫn hoạt động bình thường, thì hành vi này không phải là hành vi gây rối hoạt động kinh
doanh. Có ý kiến cho rằng, chỉ cần có hành vi, không cần có hậu quả, là đã cấu thành hành vi gây rối hoạt động kinh doanh. Ý kiến chính thống cho rằng, hành vi gây gián đoạn đó phải đủ để gây gián đoạn, cản trở.
(Tương tự: Hành vi dèm pha doanh nghiệp khác, phải đủ để gây ảnh hưởng đến uy tín, tình trạng tài chính, kinh doanh của doanh nghiệp khác. V/d: có thông tin dèm pha rằng Chủ tịch HĐQT của Taxi Mai Linh bị ung thư sắp chết � chúng ta không bị ảnh hưởng dẫn đến không đi taxi Mai Linh nữa)