Bản chất của hành vi cạnh tranh không lành mạnh Khái niệm hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Một phần của tài liệu Ôn tập luật cạnh tranh (Trang 35 - 36)

- Lạm dụng để duy trì, củng cố quyền lực Lạm dụng để khai thác quyền lực

1. Bản chất của hành vi cạnh tranh không lành mạnh Khái niệm hành vi cạnh tranh không lành mạnh

1.1. Khái niệm hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Điều 3, khoản 4, Luật Cạnh tranh: “Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng”

1.2. Đặc điểm của hành vi cạnh tranh không lành mạnh

+) Chủ thể: phải là doanh nghiệp (Điều 2, Luật cạnh tranh: Doanh nghiệp là tổ chức, cá nhân kinh doanh).

+) Hành vi:

o hành vi cạnh tranh, nghĩa là nhằm vào doanh nghiệp khác

o trái với chuẩn mực đạo đức kinh doanh (quy định trong pháp luật, tập quán kinh doanh, đạo đức kinh doanh).

+) Hậu quả: V.d: chất gây ung thư 3MPCP trong nước tương của 18 doanh nghiệp. Công ty X cho phô tô các bài báo này, phát cho các đại lý (Hành vi này tuy không vi phạm pháp luật, tập quán kinh doanh, còn về đạo đức kinh doanh thì khó xác định). Nhưng chúng ta xem xét liệu hành vi này có phải là hành vi cạnh tranh không lành mạnh hay không. Khi đó, chúng ta cần xem hậu quả của hành vi này, có ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, Doanh nghiệp khác hay Người tiêu dùng hay không? Hành vi này gây thiệt hại đến môi trường kinh doanh, trật tự kinh doanh mà Nhà nước muốn xác lập; làm ảnh hưởng đến các doanh nghiệp khác; gây hoang mang cho người tiêu dùng, hạn chế quyền lựa chọn của người tiêu dùng, công ty X có thể lợi dụng tình hình tăng giá bán gây thiệt hại cho người tiêu dùng.

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh

Điều 39, luật cạnh tranh

- Có đối tượng xâm hại cụ thể: V/d: nếu có công ty đưa ra sản phẩm nước khoáng là Lavize, thì dễ gây nhầm lẫn với nước khoáng Lavie. Gây nhầm lẫn cho khách hàng, và gây ảnh hưởng đến nước khoáng Lavie. v/d: hành vi dèm pha công ty khác, phải là dèm pha một công ty cụ thể, chứ không được nói chung chung. V/d: đại diện của một ngân hàng nói là tất cả các ngân hàng Việt Nam đang có nguy cơ phá sản � không chỉ ra đối tượng cụ thể � không mang tính chất là hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

- Có thể là hiện thực (đã xảy ra), có thể chỉ là tiềm năng (có căn cứ để xác định rằng hậu quả chắc chắn sẽ xảy ra nếu không ngăn chặn hành vi): v/d: nếu có công ty đưa ra sản phẩm nước khoáng là Lavize, thì dễ gây nhầm lẫn với nước khoáng Lavie � hậu quả hiện thực (thiệt hại cho người tiêu dùng, uy tín của Lavie). V/d: hành vi thu thập thông tin bí mật kinh doanh của đối thủ tiềm năng � hậu quả tiềm năng.

Các dấu hiệu cơ bản của hành vi cạnh tranh không lành mạnh

- Là hành vi của doanh nghiệp nhằm mục đích cạnh tranh: v.d: tài xế taxi vì động cơ cá nhân mà đe dọa hành khách phải đi xe taxi của mình thì không phải là cạnh tranh không lành mạnh; còn nếu là chủ trương của hãng taxi đó thì là cạnh tranh không lành mạnh. - Hành vi đó phải nhằm vào đối thủ cạnh tranh cụ thể, xác định được

- Hành vi đó có biể uhiện trái với các chuẩn mực đạo đức kinh doanh, hoặc trái với pháp luật

- Hành vi đó gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại cho đối thủ cạnh tranh hoặc cho người tiêu dung.

Thực trạng

- Diễn ra trong tất cả các ngành kinh tế có tồn tại cạnh tranh - Rất đa dạng

- Thủ đoạn ngày càng tinh vi

Một phần của tài liệu Ôn tập luật cạnh tranh (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w