Trình tự tố tụng cạnh tranh

Một phần của tài liệu Ôn tập luật cạnh tranh (Trang 77 - 79)

- Các doanh nghiệp dự định tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh hoặc tập trung kinh tế thuộc diện được hưởng miễn trừ là đối tượng nộp hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ.

2. Trình tự tố tụng cạnh tranh

Khiếu nại � Điều tra � Xử lý � Giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh

2.1. Khiếu nại và thụ lý đơn khiếu nại

+) Quyền khiếu nại: Mọi tổ chức, cá nhân cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại do hành vi vi phạm Luật Cạnh tranh có quyền khiếu nại. V/d: Quảng cáo mì Tiến Vua của MASAN có quảng cáo rằng sợi mì vàng tươi do không sử dụng dầu chiên đi chiên lại. Quảng cáo này làm ảnh hưởng đến các đối thủ cạnh tranh. Nên ACECOOK đã khiếu nại vụ việc. (http://www.dna.com.vn/vi/tin-tuc-thuong-hieu/tin-trong- nuoc/acecook-vs.-masan:-quang-cao-%E2%80%9Cche%E2%80%9D-san-pham-doi- phuong--xu-sao/47)

+) Thời hiệu khiếu nại là 2 năm kể từ ngày hành vi có dấu hiệu vi phạm được thực hiện. +) Cục Quản lý cạnh tranh có trách nhiệm thụ lý đơn khiếu nại khi đáp ứng các điều kiện sau:

- Hồ sơ khiếu nại hợp lệ - Còn thời hiệu khiếu nại

- Người khiếu nại đã nộp tạm ứng phí giải quyết vụ việc trong thời hạn yêu cầu Phí giải quyết vụ việc là để nhằm hạn chế bớt việc khiếu nại tràn lan, chứ không phải phí để bù đắp vụ việc.

Mức phí xử lý vụ việc cạnh tranh (Điều 53, Nghị định 116)

- Mức phí giải quyết vụ việc cạnh tranh đ/v hành vi cạnh tranh không lành mạnh là 10.000.000 đồng

- Mức phí giải quyết vụ việc cạnh tranh đ/v hành vi hạn chế cạnh tranh là 100.000.000 đồng

- Mức phí giải quyết yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là 10.000.000 đồng.

2.2. Điều tra vụ việc cạnh tranh

+) Điều tra vụ việc cạnh tranh là một giai đoạn trong tố tụng cạnh tranh, theo đó, cơ quan quản lý cạnh tranh áp dụng các biện pháp nghiệp vụ cần thiết để xác định hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh và đối tượng thực hiện hành vi làm cơ sở cho việc xử lý của Hội đồng cạnh tranh.

+) Điều tra vụ việc cạnh tranh được chia làm hai giai đoạn: điều trơ sơ bộ và điều tra chính thức

- Điều tra sơ bộ: Điều tra sơ bộ vụ việc cạnh tranh được tiến hành trong thời hạn 30 ngày theo quyết định của Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh trong những trường hợp sau đây:

o Hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh đã được cơ quan quản lý cạnh tranh thụ lý

o Cơ quan quản lý cạnh tranh phát hiện có dấu hiệu vi phạm quy định của Luật Cạnh tranh. v/d: vụ việc điều hòa nhiệt độ của Panasonic, tủ lạnh của Panasonic, chuyên gia của Cục Quản lý cạnh tranh xem ti vi thấy Panasonic quảng cáo điều hòa nhiệt độ của Panasonic có khả năng diệt khuẩn, tủ lạnh của Panasonic có khả năng tăng cường Vitamin cho thực phẩm. Vụ việc: tàu Cánh Ngầm, Cục Quản lý cạnh tranh cũng nắm bắt được thông tin 3 công ty cung cấp dịch vụ tàu Cánh Ngầm có hành vi ấn định giá dịch vụ, nên Cục Quản lý cạnh tranh cũng tự điều tra, không cần phải có khiếu nại mới được điều tra.

Nội dung của điều tra sơ bộ là phát hiện dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật cạnh tranh làm cơ sở cho việc điều tra chính thức. Trường hợp không phát hiện

được dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật cạnh tranh thì Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh ra quyết định đình chỉ điều tra.

- Điều tra chính thức: Điều tra chính thức vụ việc cạnh tranh là giai đoạn tiếp theo của giai đoạn điều tra sơ bộ sau khi điều tra viên đã phát hiện ra dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật cạnh tranh.

Nội dung điều tra chính thức (Điều 89, Luật Cạnh tranh):

“1. Đối với vụ việc thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền hoặc tập trung kinh tế, nội dung điều tra bao gồm:

a) Xác minh thị trường liên quan

b) Xác minh thị phần trên thị trường liên quan của bên bị điều tra

c) Thu thập và phân tích chứng cứ về hành vi vi phạm

2. Đối với vụ việc cạnh tranh không lành mạnh, điều tra viên phải xác định căn cứ cho rằng bên bị điều tra đã hoặc đang thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh”.

+) Điều tra bổ sung vụ việc cạnh tranh: là giai đoạn sau khi kết thúc điều tra chính thức, Cơ quan quản lý cạnh tranh chuyển toàn bộ báo cáo và hồ sơ vụ việc đến Hội đồng cạnh tranh. Hội đồng xử lý thấy rằng hồ sơ chưa đủ cơ sở pháp lý để xử lý và yêu cầu Cơ quan quản lý cạnh tranh phải điều tra bổ sung. Trong trường hợp này, Cơ quan quản lý cạnh tranh sẽ có thêm 60 ngày để điều tra bổ sung.

2.3. Xử lý vụ việc cạnh tranh

Một phần của tài liệu Ôn tập luật cạnh tranh (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w