Hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh

Một phần của tài liệu Ôn tập luật cạnh tranh (Trang 42 - 43)

- Không phải là hiểu biết thông thường

2.1.6. Hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh

Theo Điều 45 của Luật cạnh tranh thì những hành vi quảng cáo bị cấm là:

Loại Hành vi 1

- So sánh trực tiếp hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác

- Bắt chước một sản phẩm quảng cáo khác để gây nhầm lẫn cho khách hàng So sánh trực tiếp bao gồm so sánh hơn & so sánh ngang bằng.

Trường hợp doanh nghiệp quảng cáo so sánh với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của chính mình thì không phải là hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh.

Hậu quả: chủ yếu gây thiệt hại cho doanh nghiệp khác (có thể có lợi cho người tiêu dùng nếu như thông tin đưa ra là đúng sự thật).

V/d: hành vi bắt chước quảng cáo. V/d: quảng cáo trà thảo mộc Dr. Thanh gắn với câu “Nóng trong người, uống trà Dr. Thanh” �hãng nước giải khát khác bắt chước câu “Nóng trong người” để quảng cáo � gây nhầm lẫn cho khách hàng.

Loại Hành vi 2:

- Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về một trong các nội dung sau đây

o Giả, số lượng, chất lượng, công dụng, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, xuất xứ hàng hóa, người sản xuất, nơi sản xuất, người gia công, nơi gia công

o Cách thức sử dụng, phương thức phụ vụ, thời hạn bả ohành

o Các thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn khác

- Các hoạt động quảng cáo khác mà pháp luật có quy định cấm. Vụ việc: Quảng cáo sữa tươi 100% của Vinamilk bị cấm

Vụ việc: Quảng cáo “Hàng Mỹ không đắt như bạn đã nghĩ” của 1 Cty Đài Loan � gây nhầm lẫn rằng sản phẩm của Công ty đó là từ Mỹ

Một phần của tài liệu Ôn tập luật cạnh tranh (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w