- Lạm dụng để duy trì, củng cố quyền lực Lạm dụng để khai thác quyền lực
3. Những vấn đề chung về pháp luật cạnh tranh 1 Sự ra đời và phát triển
3.1. Sự ra đời và phát triển
Trên thế giới
- Giai đoạn thứ nhất: đầu thế kỉ XIX đến năm 1890 là giai đoạn sơ khai của pháp luật cạnh tranh với bộ phận đầu tiên là pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh.
- Giai đoạn thứ hai: Từ năm 1890 đến nay là giai đoạn phát triển hoàn chỉnh với sự hình thành lĩnh vực pháp luật chống hạn chế cạnh tranh và hoàn thiện các quy định của pháp luật cạnh tranh.
- Năm 1890, Đạo luật Sherman – đạo luật chống độc quyền đầu tiên trên thế giới được ban hành tại Mỹ.
Ở Việt Nam
- Trước năm 2004, chưa có chế định pháp luật cạnh tranh đầy đủ, chỉ có các quy định đơn lẻ trong các văn bản pháp luật như Luật thương mại năm 1997, pháp luật về quản lý giá cả, Pháp lệnh quảng cáo năm 2001…
- Ngày 3 tháng 12 năm 2004, Quốc hội đã thông qua Luật cạnh tranh có hiệu lực thi hành vào ngày 01 tháng 07 năm 2005.
3.2. Pháp luật cạnh tranh của Việt Nam
Vị trí và vai trò của Luật cạnh tranh
- Góp phần quan trọng tạo lập môi trường kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng, tự do
- Bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp - Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng
- Đảm bảo cho tiến trình hội nhập diễn ra nhanh chóng và hiệu quả. Trong đó, mục đích chủ yếu là bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng
Điều 1 của Luật cạnh tranh năm 2004: “Luật này quy định về hành vi hạn chế cạnh tranh, hành vi cạnh tranh không lành mạnh, trình tự thủ tục giải quyết vụ việc cạnh tranh, biện pháp xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh”
Đối tượng áp dụng
Điều 2, Luật cạnh tranh:
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh bao gồm các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, lĩnh vực thuộc độc quyền Nhà nước và doanh nghiệp nước ngoài hoạt động ở Việt Nam
- Hiệp hội ngành nghề hoạt động ở Việt Nam
Nhận định
Những người bán hàng rong không phải là đối tượng áp dụng của Luật cạnh tranh?
Sai