- Không phải là hiểu biết thông thường
PHẦN 1– NHỮNG TÌNH HUỐNG CẠNH TRANH THỰC TẾ
Báo cáo thường niên – Cục Quản lý cạnh tranh – 2013
Bao cao thuong nien- Cuc QLCT - 2013.pdf
Vụ việc: Vụ bán hàng đa cấp của công ty Synergy: Các tờ rơi, website của công ty quảng cáo: “Mistaca chống lại sự lão hóa và tổn thương của các tế bào kháng thể” � vi phạm
khoản 4, Điều 48 (cung cấp thông tin sai lệch về tính chất, công dụng của hàng hóa để dụ dỗ người khác tham gia).
Vụ việc: Chương trình “Hát ra giải thưởng” của Coca-cola. Khách hàng uống Coca-cola, bật nắp trúng giải thưởng. Đem nắp chai đi đổi, thì nhận được câu trả lời là “Nắp này không trùng với mẫu nắp trúng thưởng của hãng đã đăng ký với Bộ thương mại, nên không được trúng thưởng”. Vụ việc này chưa có thông tin xử lý vụ việc trên thực tế, có thể thấy là có dấu hiệu của khoản 1, Điều 46 (tổ chức khuyến mại mà gian dối về giải thưởng).
Vụ việc: (trang 115 giáo trình): Chương trình khuyến mại của Cty Cổ phần Công nghệ thông tin Nam Á, mua máy tính có quà tặng từ 140 USD đến 195 USD. Đến khi khách hàng mua máy tính, thì thực tế khách hàng chỉ nhận được sản phẩm khuyến mại có giá trị sử dụng thấp là máy ảnh Kodak đựng trong túi nylon, không có hộp, không pin, không cáp nối, không có tài liệu hướng dẫn sử dụng cũng như phiếu bảo hành của nhà sản xuất. Đặc biệt, khi khách hàng không muốn nhận quà tặng, Công ty mua lại với mức giá 400,000 đồng, thấp hơn rất nhiều so với giá đã quảng cáo � Cục quản lý cạnh tranh kết luận theo khoản 1, Điều 46.
Vụ việc: Chương trình khuyến mại “Mua dế nào – tặng dế đó” của Công ty Thế giới di động năm 2008. Tuy nhiên, khi khách hàng đến mua điện thoại, mới biết rằng, chỉ khi mua điện thoại trên 3 triệu, mới được tham gia chương trình quay số trúng thưởng, vòng quay có 36 ô nhưng chỉ một ô trúng chiếc điện thoại � trong trường hợp này, vừa có yếu tố gây nhầm lẫn, lại vừa có yếu tố khuyến mại gian dối, nằm giữa khoản 1 & khoản 2, Điều 46.
Vụ việc: Viettel căng băng rôn nói rằng nếu mua hàng vào 10h sáng thứ 7 hàng tuần sẽ được mua Samsung B110 với giá rẻ 399.000 đ (giá bán thời điểm không khuyến mại là 899.000đ). Giờ đó đến mua, thì không phải ai đến cũng được mua, mà chỉ bốc thăm, mỗi cửa hàng chỉ bán một vài máy như vậy thôi � Khoản 2, Điều 46.
Vụ việc: Ngoài đường có bán măng cụt, đưa ra biển quảng cáo: 10,000 đông/ ½ ký. Trong đó chữ ½ được viết rất nhỏ � khoản 3, Điều 45: đưa ra thông tin gây nhầm lẫn về giá
Vụ việc: Chương trình khuyến mại của Viette: tặng 150% giá trị thẻ nạp. Tuy nhiên, khi nạp thẻ giá 500.000 thì giá trị khuyến mại chỉ được như thẻ 300.000 đồng � khoản 2, Điều 46, không trung thực về hàng hóa dịch vụ
Vụ việc: Chương trình Mua NutiFood- nhận quà ngay: Chỉ áp dụng cho khách hàng mua lon NutiFood 900 g. Theo đó, để nhận được một trong những phần quà như xe đạp thần tốc, xe Scooter, đàn Organ, bộ xếp hình IQ, nồi cơm điện chảo, nồi sữa Supor, cà mèn Inoxx, tô sứ lớn hay ly pha sữa khách hàng phải “mua liền 1 lúc” đủ số lượng lon theo yêu cầu (6 lon, 8 lon, 10 lon…). Vụ việc này có thuộc trường hợp khoản 3, Điều 46 (phân
biệt đối xử với các khách hàng như nhau tại các địa bàn tổ chức khuyến mại khác nhau trong cùng một chương trình khuyến mại) hay không?
� Không
� Không thỏa mãn yếu tố cấu thành khoản 3, Điều 46, do bởi, đây là những khách hàng khác nhau (khách hàng mua 6 lon, khách hàng mua 8 lon, khách hàng mua 10 lon…), ngoài ra, còn không thỏa mãn yếu tố về địa bàn.
Vụ việc: Café Gloria Jean’s Coffee: chương trình khuyến mại “dành cho phụ nữ cao từ 1,65m”, được uống miễn phí café. Vụ việc này có thuộc trường hợp khoản 3, Điều 46 (phân biệt đối xử với các khách hàng như nhau tại các địa bàn tổ chức khuyến mại khác nhau trong cùng một chương trình khuyến mại) hay không?
� Không
� Không thỏa mãn yếu tố cấu thành khoản 3, Điều 46, do bởi, đây là những khách hàng khác nhau (chiều cao khác nhau…), ngoài ra, còn không thỏa mãn yếu tố về địa bàn.
---