PHân biệt đối tượng áp dụng và phạm vi điều chỉnh

Một phần của tài liệu Ôn tập luật cạnh tranh (Trang 33 - 35)

- Lạm dụng để duy trì, củng cố quyền lực Lạm dụng để khai thác quyền lực

PHân biệt đối tượng áp dụng và phạm vi điều chỉnh

Hiệp hội ngành nghề, v/d: hiệp hội Taxi TPHCM là hiệp hội ngành. v/d: Hiệp hội kiểm toán là hiệp hội nghề. Hiệp hội ngành nghề là đối tượng áp dụng của Luật cạnh tranh, do bởi, tổ chức đó có thể có những chính sách làm ảnh hưởng đến chính sách của các doanh nghiệp trong hoạt động đó.

Luật Cạnh tranh dược áp dụng cho cả những thương nhân thực tế (v/d: những người bán hàng rong)

Ngày 18/8

Các nguyên tắc của pháp luật cạnh tranh

- Luật cạnh tranh được xây dựng và thực thi dựa trên các nguyên lý cơ bản của kinh tế thị trường (tôn trọng tự do, bình đẳng, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể kinh doanh)

- Do tính chất của đối tượng điều chỉnh và phạm vi điều chỉnh, pháp luật cạnh tranh còn có một số nguyên tắc đặc thù

o Nguyên tắc sử dụng tập quán trong kinh doanh: Khái niệm tập quán trong kinh doanh được quy định tại khoản 4, Điều 3, Luật thương mại. V/d: một chục là mười hay mười hai… Để xác định một hành vi có phải là cạnh tranh không lành mạnh hay không, thì dựa vào tập quán trong kinh doanh.

o Nguyên tắc ưu tiên áp dụng Luật cạnh tranh: trong trường hợp có sự mâu thuẫn giữa luật cạnh tranh và các luật khác, liên quan đến các vấn đề về cạnh tranh, thì sẽ áp dụng Luật cạnh tranh. Thông thường, thì sẽ theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (luật nào ban hành sau có hiệu lực áp dụng cao hơn…). Tuy nhiên, cần chú ý đến nguyên tắc Luật chung & luật chuyên ngành.

o Nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng: thể hiện vai trò, vị trí của luật cạnh tranh. Mục đích cuối cùng của Luật cạnh tranh là để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. V.d: Công ty sữa yêu cầu đại lý sữa chỉ được bán sữa của mình, hành vi này vi phạm quyền được lựa chọn của người tiêu dùng � ưu tiên bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, không bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp

o Nguyên tắc xử lý vi phạm pháp luật cạnh tranh: khi xử lý vi phạm pháp luật cạnh tranh, sẽ đặt vụ việc vào trong bối cảnh khi nó xảy ra. V/d: Vinapco & Pacific Airlines. Lúc vi phạm thì Vinapco có vị trí độc quyền thống lĩnh thị trường, nhưng khi xử lý vụ việc, thì Vinapco không có vị trí độc quyền nữa. Khi giải quyết vụ việc, vẫn phải đặt vụ việc trong bối cảnh khi nó xảy ra. --- ---

CHƯƠNG II

PHÁP LUẬT CHỐNG CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNHTên gọi của chế định Tên gọi của chế định

- Cạnh tranh bất hợp pháp - Cạnh tranh bất chính

- Cạnh tranh không lành mạnh

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh không chỉ mang tính chất vi phạm quy định pháp luật, mà còn có thể là sự vi phạm chuẩn mực kinh doanh, đạo đức kinh doanh, tập quán, nên không thể sử dụng từ cạnh tranh bất hợp pháp.

Còn khái niệm cạnh tranh bất chính thì lại quá rộng

� Sử dụng thuật ngữ “cạnh tranh không lành mạnh” để thể hiện chế định này

Một phần của tài liệu Ôn tập luật cạnh tranh (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w