Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh (tham khảo giáo trình)

Một phần của tài liệu Ôn tập luật cạnh tranh (Trang 57 - 60)

- Không phải là hiểu biết thông thường

2. Các hành vi hạn chế cạnh tranh 1 Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

2.1.2. Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh (tham khảo giáo trình)

Điều 8 Luật cạnh tranh

Điều 14 đến Điều 21, Nghị định 116/2005/NĐ-CP

Chú ý: Khi phân tích về hậu quả của mỗi hành vi, chia làm 2 lát cắt (ảnh hưởng đến doanh nghiệp khác, người tiêu dùng như thế nào; và ảnh hưởng đến cạnh tranh như thế nào)

Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ (Khoản 1, Điều 8, Luật Cạnh tranh; Điều 14, Nghị định 116/2005/NĐ-CP)

Vụ việc: 19 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ tổ chức họp ở Phan Thiết, thống nhất mức phí bảo hiểm xe cơ giới 1,56%. Sau khi công bố xong, Cục Quản lý cạnh tranh điều tra xử lý

Vụ viêc: Thỏa thuận về giá của các hãng taxi trong Hiệp hội taxi những năm 2000, 2001

Vụ viêc: Các ngân hàng quốc doanh thỏa thuận ấn định mức lãi suất cho vay.

Thỏa thuận phân chia thị trường (Khoản 2, Điều 8, Luật cạnh tranh; Điều 15, Nghị định 116/2005/NĐ-CP)

+ Phân chia thị trường tiêu thụ: v/d: Mobiphone, Viettel, Vinaphone thỏa thuận Viettel phát triển phía Bắc, Mobiphone Miền Nam, Vinaphone Miền Trung. Hậu quả ảnh hưởng đến người tiêu dùng, người tiêu dùng không có sự lựa chọn, làm giảm cạnh tranh, tạo ra vị thế độc quyền cho các doanh nghiệp ở thị trường được phân chia

+ Phân chia nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ. V/d: các công ty phân chia khu vực thu mua gạo, nếu mỗi công ty độc quyền một vùng, thì những người bán gạo ở vùng nó phải phụ thuộc vào điều kiện thu mua của công ty đó.

Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, dịch vụ (Khoản 3, Điều 8, Luật cạnh tranh; Điều 16, Nghị định 116/2005/NĐ-CP)

+ Thỏa thuận hạn chế số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, dịch vụ: V/d: Trên thị trường có 2 công ty A và B là 2 công ty sản xuất xe 4 chỗ ngồi, Hiện tại sản lượng của cty A & B lần lượt là 30,000 và 30,000. A và B thống nhất hạn chế sản lượng sản xuất của mỗi công ty xuống, mỗi công ty còn 20,000 chiếc. + Thỏa thuận kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, dịch vụ: V/d: Trên thị trường có 2 công ty A và B là 2 công ty sản xuất xe 4 chỗ ngồi, Hiện tại sản lượng của cty A & B lần lượt là 30,000 và 30,000. Nhu cầu thị trường hiện tại là 50,000. 2 cty A, B thỏa thuận với nhau là mỗi công ty sẽ chỉ sản xuất ở mức mỗi công ty là 20,000 chiếc.

Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư (khoản 4, Điều 8, Luật cạnh tranh; Điều 17, Nghị định 116/2005/NĐ-CP)

V.d: trên thị trường có một sáng chế cải tiến công nghệ. 2 công ty (thị phần kết hợp trên 30%) thống nhất với nhau mua một sáng chế về, nhưng không sử dụng sáng chế đó �

thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ (Nếu 1 doanh nghiệp mua sáng chế về, không sử dụng, thì không bị vi phạm vào trường hợp này).

V/d: Mai Linh & Vinasun thỏa thuận với nhau là không đầu tư thêm xe taxi mới � thỏa thuận hạn chế đầu tư

Thỏa thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ, hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng

V/d: Cty bia Sài Gòn & Cty bia Việt Nam thỏa thuận với nhau, buộc các đại lý không được bán các loại bia khác ngoài bia Sài Gòn, Tiger, Heneiken � đây là hành vi hạn chế về phân phối hàng hóa khác (điểm a, khoản 1, Điều 18, Nghị định 116/2005/NĐ-CP). V/d: Cty bia Sài Gòn & Cty bia Việt Nam thỏa thuận với nhau, buộc các đại lý khi mua bia của 2 công ty này, thì phải thuê công ty X vận chuyển bia � khoản 2, Điều 18, Nghị định 116/2005-NĐ-CP.

V/d: Cty bia Sài Gòn & Cty bia Việt Nam thỏa thuận với nhau, buộc các đại lý khi mua bia của 2 công ty này, thì phải mua kèm theo đậu phộng sản xuất bởi 2 công ty này �

khoản 2, Điều 18, Nghị định 116/2005-NĐ-CP

Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh (khoản 6, Điều 8, Luật cạnh tranh; Điều 19, Nghị định 116/2005-NĐ-CP) & Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên của thỏa thuận (khoản 7, Điều 8, Luật cạnh tranh; Điều 20, Nghị định 116/2005-NĐ-CP)

Ngăn cản Kìm hãm Loại bỏ

Chủ thể Giống nhau về chủ thể: 2 doanh nghiệp trở lên (đối thủ cạnh tranh trong cùng 1 thị trường liên quan) có sự thống nhất về ý chí

Mục đích/ đối tượng của hành vi

Đối tượng là doanh nghiệp có ý định mới bước chân vào thị trường

V/d: Mobiphone & Vinaphone ngăn cản Cty X gia nhập thị trường viễn thông Việt Nam

Đối tượng là doanh nghiệp đã có mặt trên thị trường V/d: Mobiphone & Vinaphone ngăn cản Vietnam mobile

Đối tượng là doanh nghiệp đã có vị thế trên thị trường V/d: Mobiphone & Vinaphone thỏa thuận nhằm loại bỏ Viettel

Hành vi Chiến lược tẩy chay Chiến lược giá

Chiến lược phân biệt giá

Chiến lược tẩy chay Chiến lược giá Hậu quả

Thông đồng để một hoặc các bên thỏa thuận thắng thầu trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ (khoản 8, Điều 8, Luật cạnh tranh; Điều 21, Nghị định 116/2005/NĐ-CP)

3 hình thức cơ bản

1) Tạo điều kiện: (rút, quân xanh quân đỏ): v/d: doanh nghiệp A, B, C cùng tham gia đấu thầu do doanh nghiệp X tổ chức. B, C tạo điều kiện cho A thắng thầu bằng cách không tham gia đấu thầu (khoản 1, Điều 21), hoặc là gửi hồ sơ thầu với điều kiện cao hơn A (khoản 3, Điều 21)

2) Cản trở: A, B, C cùng tham gia doanh nghiệp X tổ chức, trong đó A, B, C đều phải thuê Y làm thầu phụ. A thỏa thuận với Y là Y sẽ không làm thầu phụ cho B và C �

gây cản trở cho B, C (khoản 2, Điều 21)

3) Quay vòng: A, B, C cùng tham gia đấu thầu, thỏa thuận lần này A thắng thầu, lần sau đến lượt B, rồi đến lượt C…

Doanh nghiệp tổ chức đấu thầu sẽ bị thiệt hại trong các khoản 1, khoản 3, khoản 4. Còn đ/v khoản 2, hậu quả nhằm vào doanh nghiệp tham gia đấu thầu.

Xét về góc độ cạnh tranh, hành vi này làm sai lệch cạnh tranh.

Một phần của tài liệu Ôn tập luật cạnh tranh (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w