- Lạm dụng để duy trì, củng cố quyền lực Lạm dụng để khai thác quyền lực
2. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo Pháp luật cạnh tranh 1 Các hành vi theo Luật cạnh tranh năm
2.1. Các hành vi theo Luật cạnh tranh năm 2004
Được liệt kê cụ thể ở Điều 39, Luật cạnh tranh năm 2004. Trong đó khoản 10 là khoản mở.
- Chỉ dẫn gây nhầm lẫn
- Hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh - Ép buộc trong kinh doanh
- Hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác - Hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh
- Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh - Phân biệt đối xử của hiệp hội
- Bán hàng đa cấp bất chính
- Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác theo tiêu chí xác định tại khoản 4, Điều 3, Luật cạnh tranh do Chính phủ quy định.
Có thể phân loại các hành vi này theo các tiêu chí:
+) Căn cứ vào hậu quả của hành vi
- Chủ yếu gây thiệt hại cho đối thủ cạnh tranh, v/d: gièm pha doanh nghiệp khác - Chủ yếu gây thiệt hại cho người tiêu dùng, v/d: chỉ dẫn gây nhầm lẫn
+) Căn cứ vào Điều 10bis, Công ước Paris
- Nhóm hành vi mang tính chất dụ dỗ, lôi kéo, v.d: khuyến mại không lành mạnh - Nhóm hành vi mang tính chất công kích, v/d: dèm pha doanh nghiệp khác - Nhóm hành vi mang tính chất lừa dối, v/d: quảng cáo sai sự thật
Phân tích các hành vi cạnh tranh không lành mạnh cụ thể
1) Chỉ dẫn gây nhầm lẫn
Điều 40, Luật cạnh tranh 2004. - Chủ thể: phải là doanh nghiệp
- Hành vi: hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại chứa đựng thông tin gây nhầm lẫn, làm sai lệch nhận thức của khách hàng về hàng hóa, dịch vụ, nhằm mục đích cạnh tranh (v.d: tên thương mại, nhãn hiệu, khẩu hiệu kinh doanh, chỉ dẫn địa lý…)/ hành vi kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ có chỉ dẫn gây nhầm lẫn. Trong luật cạnh tranh không có quy định chỉ dẫn thương mại, tham chiếu sang Luật sở hữu trí tuệ.
- Hậu quả: chủ yếu nhằm vào khách hàng, thu hút khách hàng mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ có sử dụng chỉ dẫn gây nhầm lẫn.
Vụ việc: nước mắm Phú Quốc, nước mắm cá cơm Phú Quốc. Cty ở TPHCM, sản xuất nước mắm, lấy tên là nước mắm cá cơm Phú Quốc. Chỉ dẫn địa lý “nước mắm Phú Quốc” đã được đăng ký bảo hộ. Luật sư của Cty TPHCM biện hộ, đây là nước mắm, làm từ cá cơm nhập từ Phú Quốc. Thẩm phán xử lý vụ việc này, yêu cầu Cty ở TPHCM phải thêm chữ “sản xuất tại TPHCM” với kích cỡ tương đương
vào đằng sau chữ “nước mắm cá cơm Phú Quốc” để tránh gây lầm lẫn cho khách hàng.
Vụ việc: Công ty sản xuất ti vi lấy tên là SONNY. Đây là hành vi sử dụng chỉ dẫn gây nhầm lẫn � vi phạm Luật cạnh tranh
Vụ việc: Nếu công ty sản xuất quạt lấy tên là quạt SONY, trước hết hành vi này vi phạm Luật sở hữu trí tuệ. Tiếp đó, đây cũng là cạnh tranh không lành mạnh, dù rằng SONY không sản xuất quạt, nhưng là cạnh tranh với các doanh nghiệp sản xuất quạt khác trong ngành � vi phạm Luật cạnh tranh.
Vụ việc: Công ty sản xuất ti vi lấy tên là SONY � vi phạm Luật hình sự (làm giả sản phẩm)
2) Hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh
Khái niệm bí mật kinh doanh: được đưa ra tại khoản 10, Điều 3, Luật cạnh tranh 2004.