Bản chất của tập trung kinh tế

Một phần của tài liệu Ôn tập luật cạnh tranh (Trang 69 - 70)

- Không phải là hiểu biết thông thường

2. Các hành vi hạn chế cạnh tranh 1 Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

2.3.1. Bản chất của tập trung kinh tế

Khái niệm tập trung kinh tế

Theo Điều 16 Luật Cạnh tranh, tập trung kinh tế là hành vi của doanh nghiệp bao gồm: - Sáp nhập doanh nghiệp (v/d: Ngân hàng Habubank sáp nhập và SH Bank; EVN

Telecom sáp nhập vào Viettel) - Hợp nhất doanh nghiệp

- Mua lại doanh nghiệp (v/d: tỷ phú Thái Lan mua lại Big C, mua lại Metro. Khi một công ty mua phần vốn góp đủ để chi phối, kiểm soát một công ty khác. Thế nào là chi phối, kiểm soát � Điều 34, Nghị định 116)

- Liên doanh giữa các doanh nghiệp

- Các hành vi tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật

Tập trung kinh tế là quá trình số lượng các doanh nghiệp độc lập cạnh tranh bị giảm đi thông qua các hành vi sáp nhập hoặc thông qua tăng trưởng nội sinh của doanh nghiệp trên cơ sở mở rộng sản xuất � làm giảm cạnh tranh. V/d: Mua lại Big C, mua lại Metro, từ đó Big C và Metro không còn cạnh tranh với nhau nữa. Do vậy, kiểm soát tập trung kinh tế để chống lại việc hạn chế cạnh tranh.

Hậu quả của tập trung kinh tế

Hình thành các tập đoàn kinh tế, thay đổi cấu trúc thị trường và tương quan cạnh tranh trên thị trường

Cơ sở kinh tế, pháp lý

- Do sức ép cạnh tranh trong đời sống kinh doanh: Khi các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau, có những doanh nghiệp lớn mạnh lên, có những doanh nghiệp không cạnh tranh được, dẫn đến phá sản.

- Do sức ép của khủng hoảng kinh tế:

- Do nhu cầu phát triển kinh tế: v/d: trong bối cảnh thị trường, có những doanh nghiệp lớn mạnh lên, nghĩ đến chuyện thôn tính doanh nghiệp khác.

Vụ việc: trong lĩnh vực ngân hàng, có vụ sáp nhập ngược là vụ ngân hàng Phương Nam sáp nhập ngược ngân hàng Sacombank.

Tác động của tập trung kinh tế

- Dưới góc độ lợi ích của các doanh nghiệp tham gia: có lợi: doanh nghiệp đang bị phá sản, giải thể mà được mua lại, được bơm tiền để tiếp tục phát triển; doanh nghiệp thực hiện việc mua lại cũng có những lợi ích nhất định

- Dưới góc độ thị trường cạnh tranh: làm giảm cạnh tranh, không có lợi. Do vậy, cần phải kiểm soát tập trung kinh tế

Các hình thức tập trung kinh tế

- Dựa vào mức độ liên kết (chặt chẽ, không chặt chẽ): v/d: hợp nhất, sáp nhập là chặt chẽ. Liên doanh là không chặt chẽ

- Dựa vào vị trí của các doanh nghiệp tham gia (theo chiều ngang, chiều dọc, đường chéo): v/d: 1 siêu thị sáp nhập với 1 siêu thị khác � chiều ngang; 1 công ty sở hữu siêu thị mua lại 1 công ty sản xuất bánh mì, bánh ngọt cung cấp cho siêu thị � chiều dọc; 1 công ty sở hữu siêu thị mua lại 1 công ty bất động sản � chéo. Trong 3 hình thức này, thì sáp nhập theo chiều ngang là ảnh hưởng đến cạnh tranh nhiều nhất. Theo chiều dọc cũng có ảnh hưởng ở chỗ: như ở ví dụ trên, trường hợp 1 công ty sở hữu siêu thị mua lại 1 công ty sản xuất bánh mì, thì sẽ dẫn đến việc các công ty bánh mì khác không có cơ hội cạnh tranh bán bánh mì vào trong siêu thị…

- Dựa vào hình thức biểu hiện: hợp nhất, sáp nhập, liên doanh.

Thực tế tập trung kinh tế ở Việt Nam

Làn sóng sáp nhập, mua lại doanh nghiệp trên thị trường Việt Nam. Năm 2015, ở Việt Nam có khoảng 345 vụ M&A, tổng giá trị 5 tỷ USD. Dự đoán, trong thời gian tới, tổng giá trị M&A trên thị trường Việt Nam có thể lên tới 20 tỷ USD/năm.

Một phần của tài liệu Ôn tập luật cạnh tranh (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w