Kiểm soát tập trung kinh tế

Một phần của tài liệu Ôn tập luật cạnh tranh (Trang 70 - 72)

- Không phải là hiểu biết thông thường

2. Các hành vi hạn chế cạnh tranh 1 Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

2.3.2. Kiểm soát tập trung kinh tế

Luật cạnh tranh chia các trường hợp tập trung kinh tế thành ba nhóm với cách xử lý khác nhau:

- Nhóm tập trung kinh tế được tự do thực hiện - Nhóm tập trung kinh tế cần kiểm soát

- Nhóm tập trung kinh tế bị cấm

Các doanh nghiệp có quyền tự do thực hiện việc tập trung kinh tế trong những trường hợp:

- Thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế có thị phần thấp hơn 30% trên thị trường liên quan

- Doanh nghiệp sau khi tập trung kinh tế vẫn thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật (Luật cạnh tranh ko hướng dẫn thế nào là doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhưng có nghị định về hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ: vốn điều lệ thấp hơn 10 tỷ, số lao động trung bình trong năm dưới 300 người)

Các trường hợp tập trung kinh tế nói trên được thực hiện mà không phải tiến hành bất kỳ thủ tục nào trên Luật Cạnh tranh.

Nhóm tập trung kinh tế cần kiểm soát

- Các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế có thị phần kết hợp từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan, thì đại diện hợp pháp của các doanh nghiệp đó phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành tập trung kinh tế.

Hồ sơ thông báo việc tập trung kinh tế

- Tư cách pháp lý của các doanh nghiệp tham gia: (thể hiện bằng giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp)

- Tình hình tài chính trong hai năm liên tiếp gần nhất của các doanh nghiệp tham gia: (báo cáo tài chính)

- Danh sách các loại hàng hóa, dịch vụ mà từng doanh nghiệp tham gia đang kinh doanh

- Báo cáo thị phần trong hai năm liên tiếp gần nhất của các doanh nghiệp tham gia: về yêu cầu này thì hơi khó đối với doanh nghiệp, vì doanh nghiệp thường chỉ biết được doanh thu của công ty mình thôi, còn thị phần thì còn phải xác định được doanh thu của các công ty khác trên thị trường.

Doanh nghiệp nộp hồ sơ phải chịu trác nhhiệm về tính trung thực của hồ sơ.

Thụ lý Hồ sơ và trả lời thông báo tập trung kinh tế: Hồ sơ xin phép được gửi tới Cục

Quản lý cạnh tranh. Cục Quản lý cạnh tranh sẽ xem xét, trả lời bằng văn bản, trong đó xác định rõ là trường hợp này bị cấm, trường hợp này là không bị cấm. Như vậy, Về bản chất đây là thủ tục xin phép.

Các doanh nghiệp chỉ được thực hiện tiếp các thủ tục tập trung kinh tế theo quy định của pháp luật về doanh n ghiệp khi trả lời bằng văn bản của cơ quan quản lý cạnh tranh khẳng định rằng tập trung kinh tế không thuộc trường hợp bị cấm.

Điều 18 Luật Cạnh tranh quy định: cấm tập trung kinh tế nếu thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế chiếm trên 50% trên thị trường liên quan. V/d: đề án hợp nhất Mobiphone & Vinaphone không được thực hiện, do thị phần kết hợp trên 50%.

Miễn trừ đối với tập trung kinh tế bị cấm

Trong các trường hợp bị cấm, Luật Cạnh tranh đặt ra những trường hợp ngoại lệ để cho hưởng miễn trừ. Theo đó, cho dù việc tập trung kinh tế có diễn ra giữa các doanh nghệp có thị phần kết hợp trên 50% trên thị trường liên quan nhưng vẫn có thể được thực hiện nếu đáp ứng được các điều kiện quy định tại Điều 19, Luật Cạnh tranh và được người có thẩm quyền quyết định cho hưởng miễn trừ.

Một phần của tài liệu Ôn tập luật cạnh tranh (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w