Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh Khái niệm hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền

Một phần của tài liệu Ôn tập luật cạnh tranh (Trang 60 - 69)

- Không phải là hiểu biết thông thường

2. Các hành vi hạn chế cạnh tranh 1 Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

2.2. Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh Khái niệm hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền

Hành vi lạm dụng để hạn chế cạnh tranh là những hành vi được quy định trong luật cạnh tranh do doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền trên thị trường liên quan thực hiện làm giảm, sai lệch và cản trở cạnh tranh trên thị trường + Chủ thể: Doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền

+ Hành vi: lạm dụng vị trí thống lĩnh (Điều 13), vị trí độc quyền (Điều 14) + Hậu quả: nhà nước, doanh nghiệp, người tiêu dùng…

Vị trí thống lĩnh thị trường

Điều 11, Luật Cạnh tranh:

Một doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu - có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan

- có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể

Nhóm doanh nghiệp được goi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu cùng hành động nhằm gây hạn chế cạnh tranh và thuộc một trong các trường hợp sau:

- Hai doanh nghiệp có tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên quan - Ba doanh nghiệp có tổng thị phần từ 65% trở lên trên thị trường liên quan - Bốn doanh nghiệp có tổng thị phần từ 75% trở lên trên thị trường liên quan

Vị trí độc quyền

Theo Điều 12 Luật cạnh tranh. Ngày 25/8

Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền

Căn cứ vào mục đích và đối tượng gây thiệt hại, có thể chia các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền thành ba nhóm sau:

- Nhóm hành vi lạm dụng quyền lực thị trường để bóc lột khách hàng

- Nhóm hành vi lạm dụng gây thiệt hại cho đối thủ cạnh tranh (còn gọi là hành vi lạm dụng mang tính độc quyền)

- Nhóm hành vi vừa có thể gây thiệt hại cho khách hàng và đối thủ cạnh tranh. 1) Nhóm hành vi lạm dụng bóc lột khách hàng

Nhóm hành vi lạm dụng mang tính bóc lột là những hành vi của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh hoặc độc quyền trên thị trường liên quan đã áp đặt những điều kiện thương mại bất lợi cho khách hàng nhằm thu lợi nhuận độc quyền.

Do bởi doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền có khả năng tăng giá mà không ảnh hưởng đến thị phần, cho nên, các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền có thể thực hiện những hành vi như trên, nhằm mục đích thu lợi nhuận độc quyền.

Cụ thể là các hành vi

+) Hành vi áp đặt giá mua hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý gây thiệt hại cho khách hàng: Khoản 2, Điều 13, luật cạnh tranhl khoản 1, Điều 27, Nghị định 116

- Về mặt chủ thể: doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền - Về mặt hành vi: doanh nghiệp đưa ra giá mua thấp hơn giá thành sản xuất trong

điều kiện không kém hơn (chất lượng hàng hóa, dịch vụ đặt mua không kém hơn chất lượng hàng hóa, dịch vụ đã mua trước đó; không có khủng hoảng kinh tế…). Thế nào là Giá thành sản xuất � Điều 24, Nghị định 116

V/d: Doanh nghiệp trong lĩnh vực thu mua lương thực có thị phần trên 30% trên thị trường liên quan. Giá thành sản xuất gạo trên thị trường là 1,00,000/tấn, nhưng doanh nghiệp đó chỉ thu mua với giá 900,000/tấn. Như vậy, những người sản xuất gạo bị thiệt hại, nhưng vẫn phải bán.

- Về hậu quả:

+) Hành vi áp đặt giá bán, dịch vụ bất hợp lý gây thiệt hại cho khách hàng: khoản 2, Điều 13, Luật Cạnh tranh; khoản 2, Điều 27, Nghị định 116

- Về mặt chủ thể

- Về mặt hành vi: tăng giá một lần vượt quá 5% hoặc tăng nhiều lần với tổng mức tăng vượt quá 5% trong khoảng thời gian tối thiểu 60 ngày trong hi không có biến động bất thường.

Quy định như vậy, tuy nhiên, tương đối khó để thực hiện trên thực tế. Do bởi, khi các công ty tăng giá, các công ty luôn tìm ra lí do để giải thích cho sự tăng giá của mình. Trong thực tế, có vụ việc 3 công ty kinh doanh dịch vụ (Mobiphone, Vinaphone, Viettel, tổng thị phần chắc chắn trên 65%), tăng giá dịch vụ 3G từ 50,000 lên 70,000. Về mặt chủ thể, đáp ứng điều kiện về chủ thể. Về mặt hành vi, tăng giá từ 50,000 lên 70,000, tức là vượt mức 5%. Tuy nhiên, hành vi này không bị xử lý, do bởi, các công ty này giải thích là trước đó, mức giá 3G là thấp hơn mức giá thành sản xuất.

Chú ý: đối với hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền như vậy, chỉ cần có hành vi là được, không cần chứng minh là có sự thỏa thuận.

- Về hậu quả: Hành vi này chủ yếu gây thiệt hại cho người tiêu dùng, không ảnh hưởng đến doanh nghiệp khác.

+) Ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng: khoản 2, Điều 13, Luật cạnh tranh; khoản 3, Điều 27, Nghị định 116)

Là việc khống chế không cho phép các nhà phân phối, các nhà bán lẻ bán lại hàng hóa thấp hơn mức giá đã quy định trước.

V/d: Doanh nghiệp xăng dầu có thị phần trên 30%, ép các đại lý không được bán xăng với giá thấp hơn 16,000/lít.

Phân biệt giá khống chế với giá tham khảo (v/d: trên chai dầu gội đầu có in giá 20,000 đồng, đó là giá tham khảo thôi, không phải là giá bắt buộc bán).

Hành vi này ảnh hưởng trước tiên là đến người tiêu dùng, sau đó là nó ảnh hưởng đến các nhà phân phối, đại lý bán lẻ. Hành vi này làm cản trở cạnh tranh của các nhà phân phối, nhà bán lẻ.

+) Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ (khoản 3, Điều 13, Luật Cạnh tranh; khoản 1, Điều 28, Nghị định 116)

Hành vi này tương tự hành vi thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa dịch vụ (khoản 3, Điều 8). Tuy nhiên, các hành vi này (khoản 3 & khoản 4, Điều 8) chỉ bị xử lý khi các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan từ 30% trở lên.

Còn đối với hành vi hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây thiệt hại cho khách hàng (khoản 3, Điều 13, Luật cạnh tranh), đây là hành vi của 1 doanh nghiệp (có vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền), nên tự nó quyết định được việc hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ, giới hạn thị trường.

Tuy nhiên, trên thực tế cũng khó xử lý, vì doanh nghiệp cũng có nhiều lí do để giải thích cho hành vi của mình

+) Giới hạn thị trường gây thiệt hại cho khách hàng (khoản 3, Điều 13, Luật cạnh tranh; khoản 2, Điều 28, Nghị định 116)

Khi doanh nghiệp chỉ cung ứng hàng hóa dịch vụ trong một hoặc một vài khu vực nhất định, hoặc chỉ thu mua hàng hóa trong một khu vực nhất định.

V/d: công ty xi măng Hà Tiên, thị phần trên 30%, đưa ra quy định, chỉ bán hàng cho khu vực miền Tây Nam Bộ. Hành vi này gây thiệt hại cho người tiêu dùng (làm giới hạn sự lựa chọn của người tiêu dùng, phải mua xi măng với giá cao hơn)

V/d: công ty xi măng Hà Tiên, giới hạn chỉ mua clanke từ 1 nhà cung cấp � hành vi này sẽ gây cản trở cạnh tranh đối với các nhà cung cấp clanke khác. Tuy nhiên, nếu như công ty xi măng Hà Tiên chứng minh được là không có nhà cung cấp nào khác cung cấp clanke phù hợp, thì lại là không vi phạm.

+) cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây thiệt hại cho khách hàng (Khoản 3, Điều 13, Luật cạnh tranh; khoản 3, Điều 28, Nghị định 116)

Hành vi này cũng giống hành vi thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư (khoản 4, Điều 8) của nhóm doanh nghiệp tham gia thỏa thuận có thị phần >30% trên thị trường liên quan.

Hành vi cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây thiệt hại cho khách hàng theo khoản 3, Điều 28, là hành vi của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền. Hành vi này khiến cho khách hàng không được tiếp cận với những công nghệ, tiến bộ kỹ thuật mới, làm cản trở cạnh tranh của các đối thủ cạnh tranh (đối thủ cạnh tranh không mua được những công nghệ, tiến bộ kỹ thuật mới đó).

+) Áp đặt các điều kiện thương mại khác nhau cho các giao dịch như nhau nhằm tạo sự bất bình đẳng trong cạnh tranh (còn gọi là hành vi phân biệt đối xử trong thương mại): khoản 4, Điều 13, Luật cạnh tranh; khoản 3, Điều 28, Nghị định 116

Thực tiễn: vụ Vinapco và Pacific Airlines. Vinapco có vị trí độc quyền trên thị trường xăng dầu hàng không, đã bán cho Pacific Airlines với giá cao hơn so với giá bán cho Vietnam Airlines. Vụ việc này đã được đưa ra xử lý.

2) Nhóm hành vi lạm dụng gây thiệt hại cho đối thủ cạnh tranh (còn gọi là hành vi lạm dụng mang tính độc quyền)

+) Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh (khoản 1, Điều 13, Luật cạnh tranh; Điều 23, Nghị định 116)

Thế nào là bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ là việc bán hàng, cung ứng dịch vụ với mức giá thấp hơn tổng các chi phí dưới đây: a) Chi phí cấu thành giá thành sản xuất hàng hóa, dịch vụ theo quy định Tại Điều 24, Nghị định 116 hoặc giá mua hàng hóa để bán lại; b) Chi phí lưu thông hàng hóa, dịch vụ theo quy định tại Điều 25, Nghị định 116.

Hành vi này còn gọi là hành vi bán phá giá hay cạnh tranh hủy diệt. Trong thực tế, Coca Cola có thời gian bán hàng hóa dưới giá thành toàn bộ để loại bỏ các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh trong lĩnh vực nước giải khát. Hành vi này gây thiệt hại cho các đối thủ cạnh tranh, khiến họ không thể cạnh tranh nổi. Ví dụ, nước giải khát Chương Dương đứng trên bờ vực phá sản.

+) Hành vi ngăn cản việc gia nhập thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới (khoản 6, Điều 13, Luật cạnh tranh; Điều 31, Nghị định 116)

Hành vi này giống với hành vi Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh (khoản 6, Điều 8, Luật Cạnh tranh; Điều 19, Nghị định 116).

Hành vi ngăn cản việc gia nhập thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới (Điều 31, Nghị định 116) gồm 3 loại hành vi

- Yêu cầu khách hàng của mình không giao dịch với đối thủ cạnh tranh mới

- Đe dọa hoặc cưỡng ép các nhà phân phối, các cửa hàng bán lẻ không chấp nhận phân phối những mặt hàng của đối thủ cạnh tranh mới

- Bán hàng hóa với mức giá đủ để đối thủ cạnh tranh mới không thể gia nhập thị trường nhưng không thuộc trường hợp quy định tại Điều 23, Nghị định 116: tức là bán hàng ở giá thành dưới giá thành toàn bộ, nhưng bán với giá vừa đủ để đối thủ cạnh tranh không cạnh tranh nổi. Ví dụ: giá thành sản xuất Coca Cola là 1,500; Coca Cola vừa nhận được tin là có đối thủ cạnh tranh quyết định tham gia thị trường, nên Coca Cola bán giá hàng hóa ở mức 1,600, làm cho đối thủ cạnh tranh không thể gia nhập thị trường.

3) Nhóm hành vi vừa gây thiệt hại cho đối thủ cạnh tranh, vừa gây thiệt hại cho khách hàng

+) Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng hợp đồng (khoản 5, Điều 13, Luật Cạnh tranh; Điều 30, Nghị định 116)

Hành vi này giống với hành vi thỏa thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng (khoản 5, Điều 8, Luật Cạnh tranh; Điều 18, Nghị định 116); khác nhau về chủ thể thực hiện hành vi.

Cắc doanh nghiệp độc quyền còn bị cấm

Đ/v doanh nghiệp độc quyền, bên cạnh áp dụng quy định tại Điều 13, còn áp dụng theo quy định tại Điều 14, Luật Cạnh tranh.

+) Áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng (khoản 2, Điều 14, Luật cạnh tranh; Điều 32, Nghị định 116)

Áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng của doanh nghiệp có vị trí độc quyền là hành vi buộc khách hàng phải chấp nhận vô điều kiện những nghĩa vụ gây khó khăn cho khách hàng trong quá trình thực hiện hợp đồng.

+) Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng (khoản 3, Điều 14, Luật cạnh tranh; Điều 32, Nghị định 116)

Vụ việc: Vinapco đưa giá xăng dầu cho Pacific Airlines cao hơn giá so với Vietnam Airlines, Pacific Airlines không đồng ý. Vinapco đã đơn phương chấm dứt hợp đồng với Pacific Airlines, khiến cho 5,000 khách mua vé máy bay trong 3 ngày của Pacific Airlines đã không bay được, dẫn đến Bộ GTVT phải can thiệp.

Hành vi của Vinpaco trong vụ việc này, ngoài việc bị xử lý hành vi phân biệt đối xử, còn bị xử lý hành vi lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương hủy bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng.

Câu hỏi

- Cho 2 ví dụ về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường.

� Đối với những câu như thế này, ví dụ phải cụ thể, không được nói chung chung V/d 1: Doanh nghiệp A có thị phần 35% trên thị trường nước giải khát có ga đã bán sản phẩm dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh.

� Cần phải đưa ra con số, v/d: chai nước giải khác mức giá thành sản xuất là bao nhiêu, phí lưu thông là bao nhiêu, giá bán là bao nhiêu…

� Phân tích

V/d2: Hai doanh nghiệp X và Y có thị phần 55% trên thị trường xe ô tô du lịch 4 chỗ hạng bình dân đã thỏa thuận ấn định lượng xe cung ứng ở mức đủ để tạo sự khan hiếm trên thị trường.

� Phải nói chính xác là thị phần kết hợp

� Phải đưa ra con số cụ thể: như là X sản xuất 30,000 xe 1 năm; Y sản xuất 30,000 xe 1 năm. Nhu cầu thị trường là 100,000. 2 doanh nghiệp thỏa thuận chỉ sản xuất ở mức 20,000 (X) và 20,000 (Y)

� Phân tích

Chú ý: Qua ví dụ 2, cũng có thể giúp phân biệt được giữa hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và hành vi thỏa thuận hạn chế số lượng

- Đ/v hành vi thỏa thuận hạn chế số lượng: thị phần kết hợp trên thị trường liên quan của 2 doanh nghiệp chỉ cần từ 30% trở lên. Phải chứng minh được là có sự thỏa thuận, thống nhất về ý chí

- Đ/v hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường: thị phần kết hợp trên thị trường liên quan của 2 doanh nghiệp phải từ trên 50%, không cần chứng minh có sự thống nhất về ý chí.

Luật Cạnh tranh áp dụng nguyên tắc cấm tuyệt đối, không áp dụng miễn trừ đối với hành vi lạm dụng. Cơ quan có thẩm quyền xử lý một hoặc một nhóm doanh nghiệp về hành vi lạm dụng khi xác định đủ hai điều kiện

- Doanh nghiệp đó có vị trí thống lĩnh hoặc độc quyền trên thị trường liên quan - Doanh nghiệp đó đã thực hiện một trong những hành vi lạm dụng kể trên

Lý do phải cấm tuyệt đối hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền, do bởi những hành vi này chỉ có tác dụng tiêu cực, chứ không có tác động tích cực, nên phải bị cấm tuyệt đối. Còn những hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, một số hành vi

Một phần của tài liệu Ôn tập luật cạnh tranh (Trang 60 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w