Bán hàng đa cấp bất chính

Một phần của tài liệu Ôn tập luật cạnh tranh (Trang 44 - 47)

- Không phải là hiểu biết thông thường

2.1.9. Bán hàng đa cấp bất chính

Khái niệm bán hàng đa cấp: Khoản 11, Điều 3, Luật cạnh tranh thì bán hàng đa cấp là phương thức tiếp thị đểb án lẻ hàng hóa đáp ứng các điều kiện sau đây:

- Việc tiếp thị để bán lẻ hàng hóa được thực hiện thông qua mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp gồm nhiều cấp, nhiều nhánh khác nhau

- Hàng hóa được người tham gia bán hàng đa cấp tiếp thị trực tiếp cho người tiêu dùng tại nơi ở, nơi làm việc của người tiêu dùng hoặc địa điểm khác không phải là địa điểm bán lẻ thường xuyên của doanh nghiệp hoặc của người tham gia

- Người tham gia bán hàng đa cấp được hưởng tiền hoa hồng, tiền thưởng hoặc lợi ích kinh tế khác từ kết quả tiếp thị bán hàng của mình và của người tham gia bán hàng đa cấp cấp dưới trong mạng lưới do mình tổ chức và mạng lưới đó được doanh nghiệp bán hàng đa cấp chấp thuận.

Các hành vi bán hàng đa cấp bất chính

Điều 48 của Luật cạnh tranh quy định

“Cấm doanh nghiệp thực hiện các hành vi sau đây nhằm thu lợi bất chính từ việc tuyển dụng người tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp:

1. Yêu cầu người muốn tham gia phải đặt cọc, phải mua một số lượng hàng hóa ban đầu hoặc phải trả một khoản tiền để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp

2. Không cam kết mua lại với mức giá ít nhất là 90% giá hàng hóa đã bán cho ngườith am gia để bán lại

3. Cho người tham gia nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế khác chủ yếu từ việc dụ dỗ người khác tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp

4. Cung cấp thông tin gian dối về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp, thông tin sai lệch về tính chất, công dụng của hàng hóa để dụ dỗ người khác tham gia.”

Nghị định về bán hàng đa cấp yêu cầu cung cấp thông tin về thu nhập của những người tham gia.

Nhận định

Chủ thể thực hiện hành vi bán hàng đa cấp bất chính có thể là những người tham gia bán hàng đa cấp

Sai

Theo Điều 48, Luật cạnh tranh “cấm doanh nghiệp…”, tức là chủ thể phải là doanh nghiệp tổ chức bán hàng đa cấp. Còn những người tham gia bán hàng đa cấp là nạn nhân của hành vi bán hàng đa cấp bất chính, chứ không phải là chủ thể thực hiện hành vi bán hàng đa cấp bất chính.

Lý thuyết

Hãy phân biệt hành vi ép buộc trong kinh doanh và hành vi gièm pha doanh nghiệp khác. Cho một (1) ví dụng cho mỗi hành vi nêu trên.

(Phân biệt theo 3 tiêu chí (+ Chủ thể; + Hành vi; + Hậu quả)) ---

Nhận định

Hành vi bắt chước thiết kế của người khác là hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm Sai

Căn cứ vào các dấu hiệu chủ thể, hành vi để phân tích

Hành vi đưa ra thông tin không trung thực về nhân thân Tổng giám đốc của doanh nghiệp đối thủ cạnh tranh bị coi là hành vi gièm pha doanh nghiệp khác

Căn cứ Điều 43, hành vi gièm pha là … Nếu gây hậu quả gièm pha

Nếu không gây hậu quả không phải là hành vi gièm pha

Những thông tin có đủ các điều kiện quy định tại khoản 10, Điều 3, Luật cạnh tranh và đã đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì được coi là bí mật kinh doanh của doanh nghiệp

Sai

Chỉ cần đáp ưng quy định tại khoản 10, Điều 3 Không cần đăng ký với cơ quan nhà nước

Mọi hành vi quảng cáo bằng cách so sánh với sản phẩm khác đều là hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Sai

Phải so sánh trực tiếp

Của doanh nghiệp khác, còn so sánh với sản phẩm của mình, hoặc so sánh không trực tiếp thì không vi phạm

Công ty chiếm thị phần 25%, ký hợp đồng đại lý, yêu cầu đại lý không được bán bia của đối thủ khác, nếu bán bia khác thì sẽ không đảm bảo sự ổn định nguồn cung ứng bia cho

Nhận định

Hành vi bán hàng đa cấp bất chính là hành vi của doanh nghiệp tổ chức bán hàng đa cấp trái với quy định của pháp luật về quản lý nhà nước đ/v bán hàng đa cấp.

Sai Điều 48

Hành vi của doanh nghiệp dùng vũ lực để ép buộc khách hàng phải giao dịch với mình là

Một phần của tài liệu Ôn tập luật cạnh tranh (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w