Sự cần thiết phải kiểm soát hành vi lạm dụng quyền lực thị trường

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật kiểm soát hành vi lạm dụng quyền lực thị trường ở Việt Nam (Trang 27 - 30)

Sự cần thiết phải kiểm soát hành vi lạm dụng quyền lực thị trường bắt nguồn từ hậu quả xấu mà hành vi này gây ra đối với kinh tế, xã hơi. Hậu quả của hành vi này cũng chính là hậu quả của độc quyền nói chung (vì hành vi lạm dụng cũng là một dạng độc quyền cụ thể) nhưng mức độ có nghiêm trọng hơn vì tính thực tế của hành vi và đặc điểm có quyền lực thị trường đáng kể hoặc rất lớn của doanh nghiệp.

Sự tồn tại sức mạnh độc quyền sẽ làm cho nền kinh tế hoạt động kém hiệu quả; giá sản phẩm luôn cao hơn gấp nhiều lần so với chi phí sản xuất; chất lượng hàng hố khơng được chú trọng đề cao; khi mơi trường cạnh tranh tích cực bị phá vỡ, áp lực của cạnh tranh khơng cịn, nhu cầu chi phí sản xuất tỏ ra khơng cần thiết và vì vậy, việc đổi mới áp dụng công nghệ mới cũng khơng cịn đáng quan tâm.

Tác hại lớn nhất của độc quyền là có khả năng ấn định một mức giá độc quyền cao hơn nhiều so với chi phí sản xuất ra nó để thu lợi nhuận độc quyền. Ở mức giá này, nhà độc quyền có thể sản xuất một khối lượng hàng hố ít hơn địi hỏi nhu cầu xã hội, do đó, khơng những nó kìm hãm sự phát triển sản xuất, mà còn gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Độc quyền theo xu hướng giảm sản lượng, tăng giá bán hàng hoá gây tổn thất cho người sản xuất, người tiêu dùng xã hội, đẩy người lao động đến tình trạng thất nghiệp và từ đó nhà độc quyền có cơ hội để th cơng nhân một cách rẻ mạt hơn.

Hậu quả của độc quyền không chỉ gây ra những tác động tiêu cực đến quá trình cạnh tranh, mà nghiêm trọng hơn, nó tạo ra sức ì rất lớn đối với chính bản thân các doanh nghiệp độc quyền, làm tê liệt khả năng cạnh tranh, dẫn tới sản xuất và thị trường trì trệ, vấn đề chế độ chính sách đối với người lao động như tiền lương, việc làm, thu nhập, bảo hiểm... và công bằng xã hội cũng bị ảnh hưởng. Không những thế, hậu quả của độc quyền còn thể hiện ở chỗ làm cho lợi nhuận sản xuất kinh doanh chỉ tập trung vào tay một số người, hoạt động sản xuất bị duy trì ở mức độ chi phí cao mà khơng có động

lực cắt giảm những chi phí sản xuất không cần thiết (những động lực này chỉ xuất hiện khi có mơi trường cạnh tranh). Nhu cầu tiêu dùng trong xã hội bị khống chế, hạn hẹp do độc quyền phân phối hàng hoá, sản phẩm dịch vụ.

Ở nhiều quốc gia, mặc dù độc quyền đã bị điều tiết bởi việc đánh thuế độc quyền và đem tái phân phối cho lợi ích cơng cộng, song hậu quả của độc quyền gây ra vẫn khó có thể khắc phục. Đối với sản xuất, việc giảm sản lượng đồng nghĩa với việc giảm sức sản xuất, lãng phí nguồn lực. Sản xuất dưới mức bình thường gây tổn hại không thể phục hồi sự tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, việc lãng phí nguồn lực cịn thể hiện ở các khía cạnh khác như để giữ vị thế độc quyền, các nhà độc quyền đầu tư cho việc quảng cáo quá mức, vận động hành lang, tăng chi phí nhập ngành... Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra và tính tốn những mất mát về phúc lợi ở Mỹ do các nhà độc quyền giảm sản xuất và bố trí sai lầm các nguồn lực là khoảng từ 0,5% đến 2% tổng thu nhập quốc dân.

Các doanh nghiệp độc quyền ln có xu hướng liên hệ và tranh thủ sự ủng hộ của các cơ quan quản lý Nhà nước để bảo vệ vị thế độc quyền, tìm kiếm các ưu đãi có tính phân biệt đối xử so với các chủ thể kinh doanh khác. Điều này, làm xuất hiện nguy cơ tham nhũng, tha hoá trong bộ máy Nhà nước. Kinh nghiệm của Hàn Quốc cho thấy, khi các Chaebol vượt ra ngồi tầm kiểm sốt, chúng quay trở lại khống chế, lôi kéo các quan chức, gây nạn tham nhũng trầm trọng. Hàn Quốc cũng nhận được bài học lớn từ việc Nhà nước thành lập và hỗ trợ các Chaebol. Điều này không những ảnh hưởng tiêu cực đến cấu trúc thị trường, hạn chế cạnh tranh, mà còn làm méo mó bản chất, giảm hiệu quả kinh tế ở chính các doanh nghiệp độc quyền.

Ảnh hưởng của độc quyền bao giờ cũng tác động trực tiếp đến hiệu quả nền kinh tế, hạn chế việc nâng cao khả năng cạnh tranh. Hiện tượng độc quyền cịn dẫn đến tình trạng "cửa quyền" hay "đặc quyền" cho một nhóm người có lợi ích và điều này cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt và sản xuất trong xã hội.

Tình hình ở Việt Nam

Mặc dù nền kinh tế thị trường nước ta cịn non trẻ, q trình tích lũy và tập trung kinh tế chưa đủ để làm xuất hiện nhiều doanh nghiệp thực sự có tiềm lực kinh tế mạnh, có vị trí thống lĩnh và độc quyền nhưng khơng thể nói là hậu quả của độc quyền chưa rõ nét. Hậu quả của độc quyền ở Việt Nam có đặc thù riêng của nền kinh tế chuyển đổi. Đó là sự chênh lệch về sức mạnh kinh tế giữa các thành phần kinh tế. Các doanh nghiệp nhà nước với sức mạnh kinh tế áp đảo chiếm lĩnh hầu hết hoặc toàn bộ những thị trường lớn và quan trọng (trong đó lại tập trung vào một số ít doanh nghiệp lớn – 96 tổng công ty nhà nước với khoảng 1500 thành viên chiếm tới 60% tổng tài sản của toàn bộ 5800 doanh nghiệp nhà nước, đa số các doanh nghiệp này có vị trí thao túng thị trường). Ở chiều ngược lại, chiếm số lượng áp đảo là doanh nghiệp dân doanh nhưng đại đa số thuộc loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa, nghĩa là doanh nghiệp có vốn đăng ký khơng q 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm khơng q 300 người [8, tr. 804]. Bên cạnh đó loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi bắt đầu có sức mạnh ngày càng tăng trên thị trường dựa trên lợi thế về công nghệ, kinh nghiệm quản lý và vốn.

Với đặc điểm các thành phần kinh tế như vậy, điều dễ nhận thấy là hành vi lạm dụng quyền lực thị trường và kiểu kinh doanh độc quyền chủ yếu do các doanh nghiệp nhà nước thực hiện, và việc thực hiện lại tương đối dễ dàng khi doanh nghiệp nhà nước dù thế nào vẫn có sự ưu ái từ phía các cơ quan chủ quản (cơ quan hành chính). Các hành vi này biểu hiện rất đa dạng, có thể là phân biệt đối xử, giao dịch loại trừ, áp đặt giá hàng hóa, dịch vụ quá cao hoặc làm ăn tắc trách… Thêm vào đó, tuy số lượng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chưa nhiều nhưng với ưu thế của mình, các doanh nghiệp này cũng đã có dấu hiệu lạm dụng quyền lực thị trường như bán phá giá, tăng giá hàng hoá quá cao so với mức bình thường, quảng cáo và tiếp thị nhằm độc quyền hóa… (P&G bán hàng mỹ phẩm giảm 75% giá so với giá bình thường và chi tới 70% doanh thu cho quảng cáo; Coca-Cola với chiến

lược đem hàng trăm tấn sản phẩm biếu không và “thêm 50% nhưng giá không đổi” [13]; “Đại gia” phân phối dược phẩm Zuellig Pharma độc quyền phân phối hầu hết thuốc từ các nước G7 và tăng giá bán rất cao nhưng khéo che giấu [36]…)

Một điểm nữa cần nhấn mạnh cho sự cần thiết phải kiểm soát hành vi lạm dụng quyền lực thị trường ở Vịêt Nam hiện nay là: nền kinh tế phát triển với tốc độ nhanh chóng đã hình thành ngày càng nhiều những doanh nghiệp có tiềm lực thuộc các thành phần kinh tế, hơn thế cịn có xu hướng khuyến khích việc tập trung sức mạnh kinh tế vào một số doanh nghiệp lớn của Nhà nước ta. Chính sách này có thể xuất phát từ tính hiệu quả kinh tế nhưng nó cũng rất dễ trở thành con dao hai lưỡi đối với môi trường kinh doanh nước ta nếu như khơng có sự chuẩn bị đối phó với những tình huống xấu có thể xảy ra (Các Chaebol Hàn Quốc là minh chứng cụ thể cho trường hợp này). Cùng với chính sách này của Nhà nước, các tập đồn kinh tế lớn của thế giới đã bắt đầu tăng cường đầu tư vốn vào nước ta tạo nên những cơng ty có vốn đầu tư nước ngồi lớn mạnh. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chỉ mới 9 tuần đầu năm 2005, tổng vốn đầu tư nước ngồi thu hút được hơn 1,2 tỷ USD, Cơng ty liên doanh Honda Việt Nam được chấp thuận điều chỉnh tăng vốn đầu tư để sản xuất và lắp ráp xe hơi (tập đoàn Honda Việt Nam sẽ tăng từ 151,2 triệu USD lên 209,2 triệu USD), Yamaha Motor cũng đã đầu tư thêm 47,6 triệu USD xây dựng nhà máy sản xuất phụ tùng, dự án hợp tác kinh doanh mạng điện thoại CDMA tại Hà Nội với vốn đầu tư 655,9 triệu USD, dự án Coralis xây dựng cao ốc 65 tầng tại Hà Nội có vốn đầu tư 114,6 triệu USD, dự án sản xuất giày tại Đồng Nai của Pousung Việt Nam vốn đầu tư 190 triệu USD… [37].

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật kiểm soát hành vi lạm dụng quyền lực thị trường ở Việt Nam (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)