Ấn định giá bán lạ

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật kiểm soát hành vi lạm dụng quyền lực thị trường ở Việt Nam (Trang 65 - 67)

- Rau và hoa quả đóng hộp Dệt sợi và len

b. Phân biệt đối xử về các điều kiện thương mại khác

2.3.2.4. Ấn định giá bán lạ

Việc ấn định giá bán lại được xem như là nỗ lực của doanh nghiệp trong việc kiểm soát giá bán đối với sản phẩm của họ ở những kênh phân phối khác nhau. Doanh nghiệp khi cung cấp hàng hố ra thị trường thơng thường khơng thể tự mình thực hiện được mà phải thơng qua những kênh trung gian như đại lý, nhà phân phối… Hàng hoá lúc này được chuyển cho các kênh trung gian phân phối, nhưng doanh nghiệp không muốn giá cả phụ thuộc vào sự quyết định của các kênh trung gian này mà vẫn muốn mình quyết định nên đặt ra các mức giá bán hàng hoá để kênh trung gian phải tuân theo. Mặc dù hàng hố khơng thuộc sở hữu của nhà sản xuất nữa.

Ấn định giá bán lại có ba hình thức chính là ấn định giá bán tối đa, ấn định giá bán tối thiểu và ấn định một mức giá cụ thể . Hành vi ấn định giá bán tối đa bắt buộc những kênh phân phối trung gian khơng được bán hàng hố với giá cao hơn mức giá đó. Nhìn chung hành vi này thể hiện tính tích cực, bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng và thông thường không gây hại đến

cạnh tranh trừ khi đó là biện pháp để doanh nghiệp có quyền lực thị trường duy trì hành vi bán phá giá của mình. Hành vi ấn định giá tối thiểu khơng cho phép trung gian phân phối hàng hoá, dịch vụ với giá thấp hơn giá đã ấn định, hành vi này có hậu quả gây hạn chế cạnh tranh lớn hơn, nó khơng chỉ làm cho người tiêu dùng khơng mua được hàng hố với mức giá thấp hơn mà còn là cách để doanh nghiệp ấn định giá duy trì sự phân biệt giá của mình đối với những khách hàng khác nhau. Hành vi ấn định một mức giá cụ thể bắt buộc các trung gian phân phối hàng hoá, dịch vụ ở mức giá đã được ấn định đó, khơng được cao hơn cũng như không được thấp hơn. Tuỳ thuộc vào từng trường hợp mà tính nguy hại của hành vi ấn định một mức giá cụ thể có thể khác nhau, nếu mức giá ấn định thấp hơn chi phí để có được hàng hố nhằm duy trì hành vi bán phá giá của doanh nghiệp thì nó rất nguy hiểm vì đã gây hạn chế cạnh tranh, nếu mức giá ấn định nhằm tránh việc cạnh tranh giảm giá thì nó lại bóc lột người tiêu dùng.

Ấn định giá bán lại là hành vi vi phạm thô bạo quyền tự do định đoạt của chủ sở hữu hợp pháp đối với hàng hố và dịch vụ mà nó cung ứng. Xét về thực chất, ấn định giá bán lại là hành vi cưỡng bức của doanh nghiệp có quyền lực thị trường đối với người được cung ứng để duy trì mức giá giả tạo: Hoặc là quá cao gây thiệt hại cho khách hàng, hoặc là quá thấp gây thiệt hại đến cạnh tranh. Nhìn chung những hành vi ấn định giá bán tối thiểu và ấn định mức giá cụ thể bị coi là hành vi tự dạng và bị cấm triệt để trong khi đó những hành vi ấn định giá tối đa thường không bị cấm [27, tr. 59].

Điều đáng chú ý là đối với các đại lý và cơ chế phân phối sản phẩm thông qua uỷ thác, ký gửi… mà nhà cung cấp ấn định giá bán lại đồng thời là chủ sở hữu đối với hàng hố thì việc ấn định giá bán lại được coi là hợp pháp. Việc ấn định giá bán lại trong trường hợp này thực chất là việc định giá bán hàng của nhà cung cấp, khâu trung gian phân phối chỉ là nơi gửi hàng của nhà cung cấp.

Hành vi ấn định giá bán lại chắc chắn phải do doanh nghiệp có quyền lực thị trường thực hiện và phải thể hiện sự ràng buộc thực tế đối với trung gian phân phối. Sự ràng buộc thực tế ở đây là những thoả thuận, sự đe doạ, sự ưu ái… làm cho trung gian phân phối không thể làm trái hành vi ấn định giá của doanh nghiệp, nếu làm trái thì chắc chắn sẽ gánh chịu những hậu quả bất lợi do doanh nghiệp ấn định giá trừng phạt (như bị cắt hợp đồng cung cấp, cắt các điều khoản ưu đãi…) Hậu quả này không nhất thiết phải đã xảy ra mà chỉ cần trung gian phân phối tin tưởng một cách có cơ sở rằng hậu quả sẽ xẩy ra khi họ không thực hiện việc ấn định giá là đủ. Nếu hành vi ấn định giá được đưa ra nhưng khơng mang tính chất bắt buộc, chỉ có giá trị tham khảo và nhà phân phối khơng bị ảnh hưởng gì khi khơng thực hiện việc ấn định giá đó thì khơng thể coi là có sự ấn định giá.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật kiểm soát hành vi lạm dụng quyền lực thị trường ở Việt Nam (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)