Bán phá giá (đặt giá dưới chi phí)

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật kiểm soát hành vi lạm dụng quyền lực thị trường ở Việt Nam (Trang 60 - 62)

- Rau và hoa quả đóng hộp Dệt sợi và len

2.3.2.2. Bán phá giá (đặt giá dưới chi phí)

Trái ngược với hành vi đặt giá quá cao là hành vi bán phá giá. Bán phá giá được hiểu là hành vi của một doanh nghiệp lạm dụng quyền lực thị trường bán hàng hố với mức giá thấp hơn chi phí để có được hàng hố đó (chi phí sản xuất hoặc chi phí mua) hay cịn gọi là giá gốc của hàng hố, giá chưa có lợi nhuận của doanh nghiệp. Chi phí để có được hàng hố đó thơng thường được xác định theo các chuẩn mực kế toán – tài chính của từng nước hoặc theo những phương pháp thích hợp.

Mục đích của việc đặt giá dưới chi phí là nhằm loại bỏ các đối thủ cạnh tranh ra khỏi thị trường, ngăn ngừa việc gia nhập thị trường của doanh nghiệp tiềm năng qua đó củng cố và mở rộng quyền lực thị trường của doanh nghiệp. Chi phí cho cơng việc này là có thể nói là rất lớn, nhưng doanh nghiệp thực hiện hành vi bán phá giá có thể sẽ đạt được lợi nhuận trong tương lai để bù đắp những mất mát trong hiện tại. Nếu doanh nghiệp hoạt động trên nhiều thị trường, việc bán phá giá ở một hay một số thị trường có thể sẽ được bù đắp bằng lợi nhuận đạt được cao hơn ở một hay một số thị trường khác (với điều kiện là lợi nhuận cao hơn đó được tạo ra bởi hành vi bán phá giá).

Nhìn vào hiện tại, hành vi bán phá giá có thể đem lại lợi ích cho người tiêu dùng nhưng nó vẫn bị lên án bởi vì trong tương lai nó dẫn đến sự suy giảm sản lượng và giá cả tăng vọt. Điều kiện để hành vi này có thể xảy ra là các doanh nghiệp cạnh tranh khác trên thị trường có vị thế khá yếu và có sự ngăn cản việc gia nhập thị trường của doanh nghiệp tiềm năng, vì vậy sự phục hồi cạnh tranh không thể xảy ra sau khi các doanh nghiệp yếu phải rời bỏ thị trường, đồng thời lợi nhuận thu được sau thời kỳ bán phá giá phải đủ để bù đắp được các chi phí mất đi. Nếu khơng đáp ứng được các điều kiện này thì doanh nghiệp bán phá giá chỉ là cách tự hại mình mà thơi chứ khơng gây hại đến cạnh tranh cho dù hiện tại có thể có những doanh nghiệp phải rút khỏi thị trường. Nhà nước không nên quá quan tâm về hành vi đặt giá dưới chi phí của doanh nghiệp trong trường hợp này. Ví dụ, việc thâm nhập thị trường là dễ dàng thì cho dù doanh nghiệp bán phá giá có loại bỏ được đối thủ hiện tại nhưng trong tương lai khơng có gì đảm bảo chắc chắn rằng doanh nghiệp sẽ đặt được mức giá cao để thu lại những gì đã mất khi ln có những doanh nghiệp tiềm năng nhảy vào cạnh tranh nếu họ có động lực (giá cả tăng cao); Mặt khác, trong thị trường tồn tại một số doanh nghiệp có quyền lực thị trường ngoài doanh nghiệp bán phá giá thì việc bán phá giá khơng thể ảnh hưởng đến những doanh nghiệp này hoặc ảnh hưởng không đáng kể.

Bán phá giá trong những trường hợp nhất định có thể được chấp nhận như bán hàng tươi sống, hàng tồn kho, hàng theo mùa, hàng thanh lý hàng sắp hết hạn sử dụng [13, tr. 134]… Tuy nhiên vẫn cần phải có sự đánh giá cẩn thận hậu quả của những hành vi này tới cạnh tranh, nếu hậu quả lớn thì vẫn có quyền ngăn cấm việc bán phá giá.

Bán phá giá trong thương mại quốc tế (anti dumping) có cách hiểu

khác với bán phá giá như phân tích ở trên. Điều VI của Hiệp định GATS đưa ra khái niệm bán phá giá như sau: “Bán phá giá là hành động mang sản phẩm của một nước sang bán thành hàng hoá ở một nước khác với mức giá xuất khẩu thấp hơn giá trị thơng thường của sản phẩm đó khi bán ở trong nước”.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật kiểm soát hành vi lạm dụng quyền lực thị trường ở Việt Nam (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)