Vị trí độc quyền

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật kiểm soát hành vi lạm dụng quyền lực thị trường ở Việt Nam (Trang 100 - 102)

- Rau và hoa quả đóng hộp Dệt sợi và len

b. Vị trí độc quyền

Doanh nghiệp có vị trí độc quyền cũng là doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh nhưng nó được coi là một dạng đặc biệt của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh. Tính chất đặc biệt của vị trí độc quyền thể hiện ở chỗ: quyền lực thị trường là tuyệt đối. Doanh nghiệp không phải san sẻ quyền lực thị trường cho bất cứ đối thủ cạnh tranh nào khác. Vị thế tuyệt đối này thơng thường ít diễn ra trên thực tế vì có rất ít rào cản gia nhập thị trường có khả năng hạn chế các doanh nghiệp tiềm năng tham gia kinh doanh để cạnh tranh, chia sẻ quyền lực thị trường với doanh nghiệp có vị trí độc quyền. Nếu có thì rào cản được chú ý đầu tiên là các qui định pháp luật (sự cho phép của nhà nước).

Theo Điều 12 Luật cạnh tranh thì doanh nghiệp được coi là có vị trí độc quyền nếu khơng có doanh nghiệp nào cạnh tranh về hàng hố và dịch vụ mà doanh nghiệp đó kinh doanh trên thị trường liên quan.

Qui định như vậy có thể hiểu rằng thị phần của doanh nghiệp có vị trí độc quyền là 100%. Đây là tiêu chí quyết định vị trí độc quyền của doanh nghiệp. Do doanh nghiệp kinh doanh “một mình một chợ” vì vậy, nếu doanh nghiệp lạm dụng vị trí này sẽ rất nguy hiểm do khả năng gây hạn chế cạnh tranh của loại doanh nghiệp này là rất lớn. Quan điểm được thừa nhận rộng rãi là cần phải có sự nghiêm khắc với loại doanh nghiệp này nhiều hơn.

3.2. Các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm quyền bị cấm

3.2.1. Quan điểm, cách tiếp cận của Luật cạnh tranh về hành vi lạm dụng bị cấm

Cách tiếp cận của Luật cạnh tranh về các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền mang tính liệt kê và đóng. Nghĩa là, chỉ những hành vi đã được liệt kê mới là hành vi lạm dụng bị cấm, những hành vi khác không được qui định sẽ không bị coi là hành vi lạm dụng. Cách tiếp cận này có ưu điểm là tạo cho pháp luật một sự dự liệu rõ ràng, tuy nhiên nhược điểm của nó là sẽ có thể bỏ lọt những hành vi lạm dụng khác. Bởi vì các hành vi lạm dụng của doanh nghiệp cũng đa dạng và thường xuyên thay đổi, phát triển như chính hoạt động kinh doanh trên thị trường. Rất khó để có thể đưa ra một sự liệt kê đầy đủ, hơn nữa thời điểm này có thể là đầy đủ nhưng một thời gian ngắn sau có thể đã khác.

Luật cạnh tranh xác định rằng hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền là rất nguy hiểm và coi những hành vi này như những hành vi tự dạng. Nếu doanh nghiệp thực hiện hành vi này là bị xử lý theo qui định của pháp luật ngay mà khơng cần xem xét đến tính hợp lý của hành vi lạm dụng trong bối cảnh cụ thể. Việc thực hiện các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền đã là hạn chế cạnh tranh với mức độ rất lớn mà khơng thể có sự giải thích nào biện hộ được. Trong khi đó, tập trung kinh tế và thoả thuận hạn chế cạnh tranh lại được đánh giá, nhìn nhận theo nguyên tắc hợp lý, tức là thái độ của Luật cạnh tranh với các hành vi này mềm mỏng hơn, linh hoạt hơn so với hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh

thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền. Quan điểm này thể hiện thơng qua các

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật kiểm soát hành vi lạm dụng quyền lực thị trường ở Việt Nam (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)