- Rau và hoa quả đóng hộp Dệt sợi và len
b. Cam kết mua bán hai chiều
2.3.2.6. Giao dịch nhằm mục đích loại trừ
Giao dịch nhằm mục đích loại trừ là hành vi lạm dụng quyền lực thị trường của doanh nghiệp buộc những người mua bán hàng hoá của doanh nghiệp khơng được mua bán hàng hố tương tự của những doanh nghiệp cạnh tranh khác là đối thủ của nó.
Doanh nghiệp thực hiện được hành vi này vì nó có quyền lực thị trường do đó đã buộc người mua bán hàng hố của mình khơng được tham gia kinh doanh với đối thủ của nó. Và như vậy làm tăng các rào cản gia nhập thị trường, tức là khơng cho phép hoặc làm chậm q trình các doanh nghiệp đối thủ tham gia, mở rộng kinh doanh.
Giao dịch nhằm mục đích loại trừ thường được thực hiện ở những mối quan hệ theo chiều dọc. Ví dụ, giữa nhà sản xuất và nhà phân phối. Giả sử một doanh nghiệp có quyền lực thị trường ở lĩnh vực sản xuất bia nhưng không phải là độc quyền mà cũng có nhiều doanh nghiệp khác kinh doanh trong cùng thị trường liên quan, có nghĩa là doanh nghiệp có quyền lực thị trường cũng chịu sự cạnh tranh từ những doanh nghiệp khác. Giả sử thêm rằng, những nhà phân phối thường hay bán sản phẩm của nhiều doanh nghiệp sản xuất bia. Cuối cùng, giả sử rằng doanh nghiệp có quyền lực thị trường thoả thuận với những nhà phân phối theo hợp đồng độc quyền có điều khoản là nhà phân phối không được phân phối bia cho bất cứ doanh nghiệp sản xuất nào khác ngồi doanh nghiệp có quyền lực thị trường. Kết quả là, trừ phi các
đối thủ sản xuất bia tìm được các nhà phân phối khác, nếu không mạng lưới phân phối độc quyền của doanh nghiệp có quyền lực thị trường đã hạn chế việc bán hàng của các đối thủ, qua đó tăng chi phí và giảm lợi nhuận của đối thủ. Như vậy, giá cả mà người tiêu dùng phải trả cho việc mua bia của các đối thủ sẽ tăng, điều này dẫn tới doanh nghiệp có quyền lực thị trường có thể sẽ tăng giá bán cho các nhà phân phối độc quyền tương ứng với giá bia của đối thủ trong khi chi phí hầu như khơng tăng. Do đó, người tiêu dùng sẽ bị thiệt hại.
Qua ví dụ, có thể nhận xét là các hợp đồng độc quyền phân phối chỉ bị coi là hành vi lạm dụng quyền lực thị trường khi mạng lưới phân phối thực sự khó khăn để các đối thủ tiếp cận hoặc xây dựng mới. Bởi vì dù có bị cản trở bởi các hợp đồng độc quyền phân phối nhất định nhưng nếu đối thủ vẫn dễ dàng tạo được những nhà phân phối mới với chi phí hầu như khơng tăng hoặc tăng khơng đáng kể, do đó các đối thủ vẫn phân phối hàng một cách có hiệu quả như khơng hề có chuyện gì xảy ra thì khơng thể nói đến việc đã gây hạn chế cạnh tranh.
Các hợp đồng phân phối độc quyền (giao dịch nhằm mục đích loại trừ) có thể giúp doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả hơn trong rất nhiều trường hợp, thậm chí kể cả khi doanh nghiệp có quyền lực thị trường. Ví dụ, một nhà sản xuất áp đặt điều kiện này để ngăn cản nhà phân phối dụ dỗ người tiêu dùng vào cửa hàng của mình nhưng lại chỉ bán sản phẩm của đối thủ cạnh tranh; Trường hợp khác, nhà sản xuất áp đặt điều kiện phân phối độc quyền với một số ít nhà phân phối để đảm bảo tính độc đáo trong việc cung cấp sản phẩm hay kiểm soát được chất lượng hàng hố tốt hơn. Vì vậy, khi đánh giá hành vi giao dịch nhằm mục đích loại trừ có mang tính lạm dụng hay khơng phải rất cẩn thận.