- Rau và hoa quả đóng hộp Dệt sợi và len
a. Phân biệt giá
Việc phân biệt giá là hành vi của một người bán tính những mức giá khác nhau tuỳ theo loại khách hàng mà không dựa vào sự chênh lệch chi phí. Phân biệt giá cũng có thể liên quan tới việc định một mức giá tương tự nhau cho các khách hàng khác nhau mặc dù có sự khác biệt về chi phí cho việc cung cấp những hàng hố đó. Với hành vi này, một doanh nghiệp có thể thu được những khoản lợi nhuận cao hơn khi tính một mức giá duy nhất dựa trên chi phí cho tất cả người tiêu dùng. Lợi nhuận có thể gia tăng nhờ việc doanh thu bán hàng tăng, và như vậy có thể làm tăng tổng sản phẩm của một doanh nghiệp. Hơn nữa việc phân biệt giá còn là cách để doanh nghiệp phân biệt giá bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp thứ ba trong quan hệ, tạo ra sự bất bình đẳng về giá giữa các doanh nghiệp mua hàng của doanh nghiệp phân biệt giá.
Phân biệt giá có nhiều hình thức thể hiện khác nhau như mặc cả từng lần, tính thu nhập, tính lượng sử dụng, trả tiền vì nhãn hiệu, trả tiền theo hồn cảnh, chiết khấu,… Tuy nhiên để chỉ ra được sự khác biệt về giá có phải là sự phân biệt giá khơng, hoặc thậm chí chỉ ra sự phân biệt giá nào là có hại tới người tiêu dùng và cạnh tranh có thể rất khó khăn. Trong nhiều trường hợp, sự khác biệt về giá cả có thể khơng mang tính phân biệt vì nó có thể được giải thích bằng chi phí phục vụ những khách hàng khác nhau. Ví dụ: Những khách hàng trả phí bảo hiểm cao hơn hoặc lãi suất cao thường có rủi ro lớn hơn và vì vậy chi phí trả cho những đối tượng này sẽ cao hơn những người trả phí bảo hiểm hoặc lãi suất thấp. Trong trường hợp khác, sự khác biệt về giá cả có thể giải thích bằng sự khác biệt về chất lượng. Ở những thời điểm khác nhau, mức giá có thể cũng khác nhau.v.v. Kể cả trong trường hợp có sự phân biệt giá nhưng nếu khơng xem xét kỹ thì cũng khơng có căn cứ để kết luận đó là hành vi gây hại tới cạnh tranh và người tiêu dùng, trường hợp này có thể doanh nghiệp khơng có quyền lực thị trường hoặc tuy có quyền lực thị trường nhưng sự phân biệt giá xét trên tổng thể không làm tổn hại tới môi trường canh tranh.
Về lý thuyết, sự phân biệt giá có thể là hành vi hạn chế cạnh tranh khi một doanh nghiệp có quyền lực thị trường tính mức giá thấp hơn cho những người mua có nhiều khả năng chuyển sang những người cung cấp khác. Tuy nhiên, khó mà phân biệt được hành vi này với hành vi của một doanh nghiệp bán hàng cho những khách hàng chỉ đồng ý trả một mức giá thấp hơn và do đó cũng là mức giá mang tính phân biệt. Sự phân biệt giá trong trường hợp này xuất phát từ phía người mua chỉ chấp nhận như vậy chứ không xuất phát từ mong muốn của doanh nghiệp bán hàng. Hành vi này có thể dẫn tới việc nhiều khách hàng được cung cấp hơn là trường hợp có một mức giá duy nhất cho mọi khách hàng. Nhìn chung, nếu một chiến lược phân biệt giá làm tăng số lượng sản phẩm bán ra thì chiến lược đó được xem như là ủng hộ cạnh tranh.
Một hình thức hay được các doanh nghiệp áp dụng thể hiện sự phân biệt giá là chiết khấu. Chiết khấu thông thường được áp dụng trong những đơn đặt hàng lớn trong đó tính kinh tế nhờ qui mô dẫn tới việc giảm giá thành đơn vị của sản phẩm cung cấp (ví dụ, trong vận tải hàng hố), hoặc các hình thức chiết khấu khác như chiết khấu thanh toán, chiết khấu do đặt trước việc mua hàng trong một thời gian nhất định, chiết khấu trên số lượng hàng mua… Mặc dù chiết khấu có thể làm tăng chi phí tham gia thị trường, đặc biệt khi áp dụng với những hợp đồng dài hạn, nhưng kế hoạch chiết khấu là một công cụ mạnh của sự cạnh tranh và thường đem lại lợi ích cho khách hàng. Hơn nữa kế hoạch này có thể được bào chữa trên cơ sở tính hiệu quả, vì chúng giúp doanh nghiệp chuyển đến khách hàng một sự giảm giá đáng kể như là một sự đền bù cho việc giúp doanh nghiệp giảm nỗ lực để bán được nhiều hàng hoá. Việc chiết khấu chỉ mang tính hạn chế cạnh tranh khi chiết khấu chỉ dành cho những khách hàng đồng ý không mua sản phẩm của đối thủ cạnh tranh khác, do đó làm tăng rào cản gia nhập thị trường.
Nói chung, để xác định hành vi phân biệt giá nào là hành vi gây hạn chế cạnh tranh để xử lý là rất khó khăn bởi ln có những ranh giới mỏng manh cho việc phân định tính tốt xấu của hành vi này. Quan trọng là khi kết luận hành vi phân biệt giá là hành vi lạm dụng quyền lực thị trường của doanh nghiệp phải chứng minh được hậu quả hạn chế cạnh tranh của hành vi đã xảy ra.