- Rau và hoa quả đóng hộp Dệt sợi và len
2.3.1. Chủ thể lạm dụng quyền lực thị trường
Như đã phân tích tại phần các đặc điểm của hành vi lạm dụng quyền lực thị trường, chủ thể của hành vi này đương nhiên là các chủ thể tham gia kinh doanh và có quyền lực thị trường. Tuy nhiên đây là đặc điểm về mặt nội dung. Tại phần này, chúng ta sẽ xem xét hình thức biểu hiện của chủ thể hành vi lạm dụng quyền lực thị trường.
Chủ thể của hành vi này có thể là tổ chức hoặc cá nhân tham gia kinh doanh và được gọi chung là doanh nghiệp hay thương nhân. Điều này có nghĩa, bất cứ đối tượng nào tham gia kinh doanh một cách độc lập đều là chủ thể của hành vi mà khơng có sự phân biệt về mặt hình thức. Theo luật bảo vệ cạnh tranh Croatia thì chủ thể của hành vi lạm dụng quyền lực thị trường là thương nhân, và thương nhân gồm: các công ty, các thương nhân độc quyền, thợ thủ công cũng như thể nhân và pháp nhân khác tham gia vào việc mua bán hàng hóa, dịch vụ. Luật cạnh tranh Thổ Nhĩ Kỳ qui định doanh nghiệp lạm dụng quyền lực thị trường là “tự nhiên nhân hay pháp nhân sản xuất, mua bán hàng hóa dịch vụ với tư cách là một thực thể kinh tế có khả năng hành động một cách độc lập trên thị trường” [21, tr. 383].
Tính độc lập của doanh nghiệp biểu hiện như thế nào? Luật mẫu về cạnh tranh của tổ chức Thương mại và Phát triển Liên hợp quốc cho rằng “doanh nghiệp” dùng để chỉ các hãng, công ty hợp danh, công ty, tổng công ty, hiệp hội và các pháp nhân khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh, do nhà nước hoặc tư nhân thành lập và quản lý, kể cả các chi nhánh, công ty con, công ty thành viên hay các thực thể khác do các doanh nghiệp này quản lý một cách trực tiếp hay gián tiếp. Như vậy có thể thấy, doanh nghiệp được coi là độc lập và là chủ thể của hành vi lạm dụng quyền lực thị trường khi các hoạt động kinh doanh của nó khơng chịu sự quản lý của bất kỳ một doanh nghiệp nào khác. Trường hợp doanh nghiệp chịu sự quản lý của doanh nghiệp khác thì cả doanh nghiệp quản lý và doanh nghiệp bị quản lý đều không được coi là độc lập, tập hợp các doanh nghiệp đó mới được coi là một doanh
nghiệp độc lập. Mặt khác, các doanh nghiệp đó phải ở cùng một thị trường liên quan. Ví dụ: một doanh nghiệp ở Mỹ đầu tư vào Việt Nam thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài để sản xuất sản phẩm y hệt như Công ty bên Mỹ sản xuất, tuy nhiên hai công ty không ở trong một thị trường liên quan. Do vậy khi xem xét hành vi lạm dụng quyền lực thị trường của Công ty 100% vốn nước ngồi ở Việt Nam khơng thể gộp cả Công ty mẹ bên Mỹ vào, coi đó là một thực thể độc lập để xác định quyền lực thị trường mà chỉ có thể coi chủ thể là Công ty 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam và xác định quyền lực thị trường của riêng Công ty này.
Trường hợp các doanh nghiệp đều bị quản lý bởi một đối tượng khơng tham gia kinh doanh (Ví dụ: hai cá nhân thành lập hai công ty kinh doanh trên một thị trường liên quan; một tổ chức xã hội thành lập hai Công ty kinh doanh trên một thị trường liên quan…) thì chắc chắn cũng phải coi hai doanh nghiệp này là một chủ thể duy nhất cho dù khơng có doanh nghiệp nào quản lý doanh nghiệp nào. Nhưng suy cho cùng, hoạt động của chúng vẫn phù hợp, thống nhất với nhau như một nếu đối tượng quản lý muốn như vậy.
Một vấn đề nữa cần quan tâm là mức độ của sự quản lý phải thể hiện như thế nào thì mới cho phép xác định tập hợp các doanh nghiệp trong quan hệ quản lý này là một doanh nghiệp độc lập và là chủ thể lạm dụng quyền lực thị trường? Câu hỏi này sẽ không đặt ra trong trường hợp một doanh nghiệp tồn quyền quản lý doanh nghiệp khác, nghĩa là nó quyết định được mọi vấn đề của doanh nghiệp khác, quyền quản lý trong trường hợp này thông thường do doanh nghiệp quản lý sở hữu toàn bộ hoặc gần hết doanh nghiệp bị quản lý (đó có thể là Cơng ty và chi nhánh Cơng ty; Công ty mẹ sở hữu 100% vốn của Công ty con…) Câu hỏi này lại rất quan trọng trong trường hợp quyền quản lý chỉ có giới hạn nhất định, doanh nghiệp quản lý không thể quyết định mọi vấn đề của doanh nghiệp bị quản lý được vì nó phải chia sẻ quyền này với những đối tượng khác. Đây thông thường là trường hơp doanh nghiệp bị quản lý thuộc sử hữu chung của nhiều đối tượng khác nhau. Mức độ của sự quản lý
phải đáng kể để các hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp bị quản lý phải phụ thuộc vào sự điều hành của doanh nghiệp quản lý, dưới mức độ này thì khơng coi các doanh nghiệp quản lý, doanh nghiệp bị quản lý là một doanh nghiệp độc lập với tư cách là chủ thể lạm dụng quyền lực thị trường mà chỉ có thể coi từng doanh nghiệp một là chủ thể lạm dụng quyền lực thị trường. Để định lượng mức độ quản lý này, có nhiều cách khác nhau, tuy nhiên cách thích hợp và thuận tiện hơn cả là sử dụng mức độ sở hữu vốn của doanh nghiệp bị quản lý để tính tốn. Theo đó, mức độ sở hữu càng cao thì quyền quản lý càng lớn và ngược lại. Ví dụ: Một doanh nghiệp sở hữu 80% vốn của một doanh nghiệp khác thì có thể coi sự quản lý là đáng kể. Ngược lại chỉ sở hữu 3% vốn của doanh nghiệp khác thì khơng coi có sự quản lý đáng kể ở đây.
Cách định lượng bằng mức độ sở hữu vốn của doanh nghiệp bị quản lý như trên cũng chỉ mang tính tương đối vì các trường hợp cụ thể khác nhau, sự quản lý sẽ khác nhau không nhất thiết phụ thuộc vào mức độ sở hữu. Hơn nữa với cùng mức độ sở hữu vốn nhưng đối với doanh nghiệp cụ thể này lại khác với doanh nghiệp cụ thể khác. Phương pháp tốt nhất là sử dụng mức độ sở hữu vốn kết hợp với các tình huống cụ thể của sự việc thực tế để đi đến kết luận một doanh nghiệp có chịu sự quản lý đáng kể của doanh nghiệp khác hay khơng.
Hình thức biểu hiện của doanh nghiệp theo như phân tích ở trên mang ý nghĩa rất quan trọng đối với việc xác định qui mô và mức độ quyền lực thị trường của doanh nghiệp cũng như rất quan trọng đối với việc xác định hành vi của doanh nghiệp có phải là lạm dụng quyền lực thị trường không, rộng hơn là xác định các hành vi vi phạm pháp luật kiểm sốt độc quyền nói chung của doanh nghiệp.
Ví dụ: Pháp luật kiểm sốt lạm dụng quyền lực thị trường qui định rằng một doanh nghiệp chiếm 30% thị phần trở lên, hai doanh nghiệp cùng hành động có thị phần kết hợp là 50% trở lên, ba doanh nghiệp cùng hành động có
thị phần kết hợp từ 65% trở lên mà có hành vi lạm dụng quyền lực thị trường gây hạn chế cạnh tranh sẽ bị nghiêm cấm và xử lý. Trên thực tế có ba doanh nghiệp trên thị trường liên quan, trong đó doanh nghiệp A sở hữu 50% vốn của doanh nghiệp B và doanh nghiệp C. Hoạt động của ba doanh nghiệp có thể coi là thống nhất theo sự điều hành của doanh nghiệp A. Mỗi doanh nghiệp A, B, C chiếm 10% thị phần. Trường hợp này, nếu không qui định chủ thể của lạm dụng quyền lực thị trường là A + B + C mà chỉ coi từng doanh nghiệp A, B, C là chủ thể thì thị phần của từng doanh nghiệp chưa đạt tới 30%, do đó theo qui định khơng thể bị xử lý. Nhưng điều xảy ra trong thực tế lại không thể hiện như vậy, ba doanh nghiệp này hành động khơng khác gì một doanh nghiệp có 30% thị phần, lạm dụng quyền lực thị trường gây hạn chế cạnh tranh nhưng lại không bị xử lý.
Có ý kiến cho rằng, nếu trong ví dụ trên các doanh nghiệp khơng bị xử lý theo pháp luật kiểm sốt lạm dụng quyền lực thị trường thì cũng bị xử lý theo pháp luật kiểm sốt thoả thuận hạn chế cạnh tranh vì ở đây có dấu hiệu của thoả thuận, thống nhất hành động, không cần thiết phải có sự phân tích như ở trên cho phức tạp sự việc. Ý kiến này không thể hiện rõ bản chất của sự kiện bởi thoả thuận hạn chế cạnh tranh và lạm dụng quyền lực thị trường có bản chất và mức độ nguy hại khác nhau khác nhau (trường hợp ví dụ nêu trên thể hiện tính chất điều hành hoạt động chứ khơng phải thoả thuận hoạt động), do đó có thể bị xử lý theo những qui định khác nhau dẫn đến hậu quả pháp lý có thể khác nhau. Hơn nữa, giả sử có cho rằng đó là thoả thuận hạn chế cạnh tranh thì vẫn phải xác định các biểu hiện của doanh nghiệp như đã phân tích ở trên mới có thể kết luận là có sự thoả thuận. Vì nếu khơng có sự quản lý đáng kể thì doanh nghiệp này làm sao điều khiển được hoạt động của doanh nghiệp khác và như vậy lấy cơ sở nào để chứng minh có thoả thuận đang diễn ra.