Thị trường liên quan

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật kiểm soát hành vi lạm dụng quyền lực thị trường ở Việt Nam (Trang 33 - 35)

HÀNH VI LẠM DỤNG QUYỀN LỰC THỊ TRƢỜNG

2.1. Thị trường liên quan

Như đã phân tích ở phần trước, hành vi lạm dụng quyền lực thị trường phải diễn ra trên một thị trường xác định. Theo pháp luật cạnh tranh, thị trường này được gọi là thị trường liên quan. Thị trường liên quan là khái niệm được sử dụng chung cho việc đánh giá các doanh nghiệp độc quyền nói chung (bao gồm thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng quyền lực thị trường, tập trung kinh tế), không nhất thiết chỉ áp dụng cho việc đánh giá doanh nghiệp lạm dụng quyền lực thị trường. Xác định thị trường là nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng nhất trong các phân tích về cạnh tranh. Tất cả các tính tốn, đánh giá và phán xét về hành vi kinh doanh của doanh nghiệp độc quyền và tác động của nó đều phải dựa vào qui mô và loại thị trường liên quan. Trong trường hợp lạm dụng quyền lực thị trường, nếu thị trường nhỏ mà doanh nghiệp có thị phần lớn thì chứng tỏ doanh nghiệp có quyền lực thị trường hay có được vị trí hành động độc lập rất cao mà không cần quan tâm đến phản ứng của đối thủ cạnh tranh và người tiêu dùng. Ngược lại, thị trường lớn mà doanh nghiệp có thị phần nhỏ thì khơng thể coi doanh nghiệp có quyền lực thị trường để lạm dụng hoặc nếu có quyền lực thị trường thì mức độ cũng chỉ

tương đối, doanh nghiệp không thể độc lập cao trong hành động của mình mà khơng chú ý đến phản ứng của các bên bị ảnh hưởng.

Thị trường liên quan, nơi cung cầu tương tác với nhau tạo ra một khuôn khổ cho việc phân tích nhân tố nào gây hạn chế cạnh tranh mà các doanh nghiệp đang phải đối mặt. Mục tiêu trong việc xác định thị trường liên quan là xác định các doanh nghiệp, trong một thời gian xác định, đang cạnh tranh với nhau với cùng một sản phẩm hay trên cùng một khu vực địa lý nhất định, từ đó biết được liệu các doanh nghiệp có thể khống chế một cách hiệu quả giá cả của doanh nghiệp được coi là độc quyền khơng. Nói cách khác, việc xác định thị trường liên quan của doanh nghiệp là xác định những đối thủ cạnh tranh có tác động đến hành vi của doanh nghiệp, ngăn cản doanh nghiệp hành động bằng áp lực cạnh tranh. Theo phân tích trên có thể thấy hai bộ phận quan trọng hợp thành thị trường liên quan là thị trường sản phẩm liên quan và thị trường địa lý liên quan, ngoài ra thị trường ở phương diện thời gian cũng là một bộ phận quan trọng trong những trường hợp nhất định.

Trước khi phân tích kỹ hơn về thị trường liên quan, chúng ta khảo sát qua về cách phân chia thị trường của khoa học Marketing để hiểu rõ hơn mục đích của việc xây dựng khái niệm này. Khoa học Marketing sử dụng khái niệm phân khúc thị trường để phân chia thị trường cho mục đích nghiên cứu của mình, theo đó phân khúc thị trường là chia thị trường khơng đồng nhất thành các khúc thị trường đồng nhất để làm nổi rõ lên sự khác biệt về nhu cầu, tính cách hay hành vi. Điều này cho phép doanh nghiệp biết rõ các khúc thị trường để từ đó đưa ra được chiến lược marketing – mix (là tập hợp các công cụ marketing mà doanh nghiệp lựa chọn để đạt được mục tiêu trong trong một thị trường đã chọn, gồm 4 công cụ là sản phẩm, giá, phân phối và xúc tiến) thích hợp cho từng khúc thị trường [28, tr. 85].

Có rất nhiều tiêu thức để khoa học Marketing dựa vào đó để phân khúc thị trường. Phân khúc theo khu vực địa lý, phân khúc theo dân số, phân khúc theo tâm lý khách hàng, phân khúc theo hành vi mua hàng… Sau khi phân

khúc thị trường, doanh nghiệp sẽ đánh giá từng phân khúc và chọn ra những thị trường phù hợp với tiềm lực của mình, có khả năng mang lại lợi nhuận cao để làm thị trường mục tiêu (là thị trường mà doanh nghiệp sẽ tập trung tham gia để kinh doanh).

Như vậy, khoa học Marketing phân khúc thị trường nhằm mục đích chọn ra một phần thị trường nhất định có các đặc điểm tương tự nhau để tham gia kinh doanh nhằm tận dụng triệt để các nguồn lực của mình phù hợp với khúc thị trường này cho việc thu lợi nhuận tối đa. Cách phân khúc thị trường này khơng thể hiện chính xác mơi trường cạnh tranh mà các doanh nghiệp phải đương đầu, nó chỉ thể hiện môi trường tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp, thơng qua đó doanh nghiệp có thể bán hàng một cách tốt nhất. Điều này cho phép chúng ta đi đến kết luận là cần phải xây dựng một khái niệm thị trường riêng cho pháp luật kiểm sốt độc quyền nói chung và hành vi lạm dụng quyền lực thị trường nói riêng. Khơng thể máy móc áp dụng cách phân loại thị trường của những ngành khoa học khác được.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật kiểm soát hành vi lạm dụng quyền lực thị trường ở Việt Nam (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)