Những qui định chung về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật kiểm soát hành vi lạm dụng quyền lực thị trường ở Việt Nam (Trang 83 - 93)

- Rau và hoa quả đóng hộp Dệt sợi và len

PHÁP LUẬT KIỂM SOÁT LẠM DỤNG QUYỀN LỰC THỊ TRƢỜNG Ở VIỆT NAM

3.1. Những qui định chung về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền

hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, lạm dụng vị trí độc quyền; các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm (Chương I, Chương II Luật cạnh tranh) mà không xem xét đến các qui định thủ tục, biện pháp xử lý hành vi này (qui định hình thức).

3.1. Những qui định chung về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền trường, lạm dụng vị trí độc quyền

3.1.1. Chủ thể

- Tổ chức, cá nhân kinh doanh (gọi chung là doanh nghiệp) bao gồm cả doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ cơng ích, doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, lĩnh vực thuộc độc quyền nhà nước và doanh nghiệp nước ngoài hoạt động ở Việt Nam;

- Hiệp hội ngành nghề ở Việt Nam;

Ngồi hai đối tượng này, Luật cạnh tranh cịn áp dụng với cả cơ quan quản lý nhà nước. Điều 6 qui định:

“Cơ quan quản lý nhà nước không được thực hiện những hành vi sau đây để cản trở cạnh tranh trên thị trường:

1. Buộc doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân phải mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ với doanh nghiệp được cơ quan này chỉ định, trừ hàng hoá, dịch vụ thuộc độc quyền nhà nước hoặc trong trường hợp khẩn cấp theo qui định của pháp luật;

2. Phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp;

3. ép buộc các hiệp hội ngành nghề hoặc các doanh nghiệp liên kết với nhau nhằm loại trừ, hạn chế, cản trở các doanh nghiệp khác cạnh tranh trên thị trường;

4. Các hành vi khác cản trở hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp”.

Tuy nhiên chủ thể của hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền khơng phải là tất cả ba loại chủ thể nêu trên. Chủ thể của hành vi này chỉ là doanh nghiệp chứ không thể là các chủ thể khác không tham gia vào kinh doanh như hiệp hội ngành nghề hay cơ quan quản lý nhà nước. Khoản 3, điều 3 Luật cạnh tranh qui định: Hành vi hạn chế cạnh tranh là hành vi của doanh nghiệp làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường, bao gồm hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền.

Doanh nghiệp theo qui định của Luật cạnh tranh được tiếp cận với một quan điểm khác hẳn với quan điểm truyền thống, tức là khơng căn cứ vào hình thức tổ chức kinh doanh xem có phải là pháp nhân hay cá nhân khơng, không căn cứ vào chứng cứ pháp lý là có đăng ký kinh doanh hay khơng. Tất cả các đối tượng tham gia kinh doanh dù là tổ chức hay cá nhân đều được coi là doanh nghiệp. Do đó, Luật cạnh tranh cũng coi cả các chủ thể kinh doanh khơng có đăng ký kinh doanh (thương nhân thực tế) là chủ thể hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, lạm dụng vị trí độc quyền chứ khơng phải chỉ các chủ thể có đăng ký kinh doanh hợp lệ.

Điều 2 dự thảo Nghị định qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật cạnh tranh ngày 25/1/2005 (Sau đây gọi là Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật cạnh tranh) thì xác định thêm một điều kiện nữa để tổ chức, cá nhân kinh doanh được coi là doanh nghiệp phải thuộc đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo qui định của pháp luật. Qui định này có giá trị giúp nhận biết rõ hơn hoạt động kinh doanh và hoạt động lao động của cá nhân hay hoạt động kinh doanh của tổ chức với hoạt động khác của tổ chức. Bởi vì ranh giới giữa hai hoạt động này của cá nhân nói chung là tương đối mỏng manh và đối với tổ chức thì khơng phải hoạt động nào cũng là hoạt động kinh doanh mà đơi khi có những nhầm lẫn trong đánh giá. Nhưng thơng thường khi hoạt động của cá nhân, tổ chức được xác định là hoạt động kinh doanh thì họ phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp và ngược lại.

Như vậy, doanh nghiệp theo Luật cạnh tranh bao gồm (nhưng không giới hạn) một số đối tượng sau:

- Doanh nghiệp nhà nước theo Luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003. - Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân theo Luật doanh nghiệp năm 1999 và các công ty, doanh nghiệp được thành lập theo Luật công ty, Luật doanh nghiệp tư nhân năm 1990 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật công ty, Luật doanh nghiệp tư nhân năm 1994.

- Công ty cổ phần được thành lập từ việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp của Đảng, doanh nghiệp của tổ chức chính trị – xã hội.

- Cơng ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập từ việc chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp của Đảng, doanh nghiệp của tổ chức chính trị – xã hội.

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi được thành lập theo Luật đầu tư nước ngoài năm 1987 và Luật đầu tư nước ngoài năm 1996.

- Văn phòng luật sư được thành lập theo Pháp lệnh luật sư năm 2001. - Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã.

- Tổ chức khoa học và công nghệ, các tổ chức nghiên cứu và phát triển được thành lập theo qui định của Luật khoa học và công nghệ năm 2000.

- Tổ chức, cá nhân hành nghề y, dược tư nhân theo qui định của Pháp lệnh hành nghề y, dược tư nhân năm 2003.

- Chi nhánh thương nhân nước ngoài. - Nhà thầu nước ngoài.

- Hộ kinh doanh cá thể. - Hộ gia đình, tổ hợp tác.

Một ngoại lệ được đặt ra với trường hợp của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc quyền nhà nước, doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ cơng ích là khơng chịu sự kiểm sốt thông thường của pháp luật kiểm sốt lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền mà chịu sự kiểm sốt của Nhà nước thơng qua các biện pháp hành chính – kinh tế. Điều 15 Luật cạnh tranh:

“1. Nhà nước kiểm soát doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc quyền nhà nước bằng các biện phap sau:

a) Quyết định giá mua, giá bán hàng hoá, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước;

b) Quyết định số lượng, khối lượng, phạm vi thị trường của hàng hoá, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước.

2. Nhà nước kiểm soát doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ cơng ích bằng các biện pháp đặt hàng, giao kế hoạch, đấu thầu theo giá hoặc phí do nhà nước qui định.

3. Khi thực hiện các hoạt động kinh doanh khác ngoài lĩnh vực độc quyền nhà nước và sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ cơng ích, các doanh nghiệp khơng chịu sự điều chỉnh của qui định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này nhưng vẫn chịu sự điều chỉnh của các qui định khác của Luật này.”

Hiện tượng độc quyền nhà nước và doanh nghiệp cơng ích dù trong nền kinh tế thị trường cũng rất cần thiết đối với một số lĩnh vực, đặc biệt với trường hợp của Việt Nam, nơi mà thành phần kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Do vậy những “doanh nghiệp cần thiết” này nên có những qui định điều chỉnh riêng biệt cũng là hợp lý.

Một vấn đề không được Luật cạnh tranh qui định là doanh nghiệp - chủ thể của hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền gồm những cơ cấu, bộ phận như thế nào (trong Chương I - Luận văn gọi là hình thức biểu hiện của doanh nghiệp). Ví dụ, Tổng Cơng ty và các công ty thành viên có phải là một doanh nghiệp hay khơng hay mỗi Công ty là một doanh nghiệp? Công ty cổ phần sở hữu vốn góp trong Cơng ty cổ phần (hoặc Cơng ty trách nhiệm hữu hạn) khác thì cả hai Cơng ty có được coi một doanh nghiệp không hay mỗi Công ty là một doanh nghiệp? Trường hợp nào thì được coi là một doanh nghiệp, trường hợp nào không được coi là một doanh nghiệp?… Đây là vấn đề cịn bỏ ngỏ chưa có sự giải thích. Mặc dù vậy, Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật cạnh tranh cũng gián tiếp thừa nhận vấn đề này thơng qua qui định về tính thị phần của Tổng Cơng ty.

“Điều 5. Doanh thu, doanh số mua vào đối với một loại hàng hoá, dịch vụ để xác định thị phần của Tổng công ty

1. Doanh thu, doanh số mua vào đối với một loại hàng hóa, dịch vụ để xác định thị phần của Tổng công ty không theo mơ hình cơng ty mẹ - cơng ty con được tính bằng tổng doanh thu, doanh số mua vào đối với loại hàng hóa, dịch vụ đó của các đơn vị sau đây:

a) Các đơn vị do Tổng cơng ty đầu tư tồn bộ vốn điều lệ bao gồm công ty thành viên hạch toán độc lập hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước, Nghị đinh số 153/2004/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2004 và Điều lệ Tổng công ty ; đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc và đơn vị sự nghiệp hoạt động theo phân cấp của Tổng công ty theo quy định tại Điều lệ Tổng công ty; công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên được tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và cơng ty tài chính.

b) Các đơn vị thành viên do Tổng công ty nắm giữ cổ phần, vốn góp chi phối bao gồm cơng ty cổ phần có cổ phần chi phối của Tổng công ty hoạt động theo Luật Doanh nghiệp ; công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn góp chi phối của Tổng công ty hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; cơng ty liên doanh, trong đó Tổng cơng ty là đối tác giữ quyền chi phối, hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; các doanh nghiệp do Tổng cơng ty giữ cổ phần, vốn góp chi phối được thành lập ở nước ngồi, tổ chức và hoạt động theo pháp luật của nước sở tại.

...

2. Doanh thu, doanh số mua vào đối với một loại hàng hóa, dịch vụ để xác định thị phần của Tổng cơng ty theo mơ hình cơng ty mẹ - cơng ty con được tính bằng tổng doanh thu, doanh số mua vào đối với loại hàng hóa, dịch vụ đó của cơng ty mẹ và các công ty con.”

Theo qui định trên, dù là qui định để tính thị phần doanh nghiệp nhưng cũng gián tiếp cho thấy, Tổng Công ty được coi là một doanh nghiệp (trên cơ sở đó mới tính được doanh thu, doanh số để xác định thị phần của Tổng Cơng ty) thì tuỳ từng trường hợp, nếu là Tổng Cơng ty theo mơ hình cơng ty mẹ – công ty con, doanh nghiệp được coi là cả công ty mẹ và công ty con. Nếu

Tổng Cơng ty khơng theo mơ hình cơng ty mẹ – cơng ty con thì doanh nghiệp được coi là Tổng Công ty và một số Công ty, đơn vị khác được xác định phù hợp. Như vậy lại nảy sinh một vấn đề, các Công ty khác không phải là Tổng Công ty (doanh nghiệp nhà nước) theo qui định trên nhưng có sự đan xen về sở hữu thì doanh nghiệp được xác định như thế nào? Ví dụ đó là Cơng ty hoạt động theo Luật doanh nghiệp 1999, hợp tác xã, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi hoặc doanh nghiệp nhà nước độc lập… Cả Luật cạnh tranh và Dự thảo Nghị định hướng dẫn đều chưa có qui định, hay ít nhất là thể hiện quan điểm về việc này.

Nên sử dụng yếu tố sở hữu vốn để xác định doanh nghiệp là chính xác nhất và hiệu quả nhất trong giai đoạn đầu khi mới có Luật cạnh tranh. Có thể qui định một doanh nghiệp mà sở hữu vốn điều lệ, vốn pháp định của một hoặc nhiều doanh nghiệp (hoặc thực thể kinh doanh khác) từ trên 50% (là mức được gọi là cổ phần, vốn góp chi phối) thì các doanh nghiệp này được coi là một doanh nghiệp theo pháp luật kiểm soát lạm dụng quyền lực thị trường.

Ý nghĩa, sự cần thiết của việc phân biệt doanh nghiệp và nhóm doanh nghiệp đã được Luận văn phân tích tại Chương II.

3.1.2. Thị trường liên quan

Điều 3 Luật cạnh tranh giải thích khái niệm này như sau:

“Thị trường liên quan bao gồm thị trường sản phẩm liên quan và thị trường địa lý liên quan.

Thị trường sản phẩm liên quan là thị trường của những hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả.

Thị trường địa lý liên quan là một khu vực địa lý cụ thể trong đó có những hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau với các điều kiện cạnh tranh tương tự và có sự khác biệt đáng kể với các khu vực lân cận”.

Nói chung, cách xác định thị trường liên quan của Luật cạnh tranh cũng tương tự như nhiều quốc gia trên thế giới. Trong đó những yếu tố cơ bản nhất

để xác định thị trường đã được đề cập. Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật cạnh tranh cũng tìm cách chi tiết hơn cách xác định thị trường liên quan và nhấn mạnh tới những yếu tố có ảnh hưởng đến việc xác định thị trường liên quan như khả năng thay thế về cung, khả năng thay thế về cầu, rào cản gia nhập thị trường (nhấn mạnh những yếu tố ảnh hưởng đến việc xác định thị trường liên quan là hợp lý, tuy nhiên cách xác định thị trường liên quan còn những hạn chế nhất định).

Theo đó, yếu tố cơ bản, quan trọng nhất để xác định thị trường sản phẩm liên quan là thuộc tính “có thể thay thế nhau của sản phẩm”. Thuộc tính này được hiểu là khả năng có thể thay thế của sản phẩm này cho sản phẩm kia ở các đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả.

Đặc tính của sản phẩm thể hiện ở tính chất vật lý, tính chất hố học, tính chất kỹ thuật, tác động phụ đối với người sử dụng, khả năng hấp thụ sản phẩm; Mục đích sử dụng của các sản phẩm có thể thay thế nhau phải giống nhau. Hơn nữa, mục đích sử dụng được xác định căn cứ theo mục đích sử dụng chủ yếu nhất của sản phẩm bởi vì một sản phẩm khơng phải có duy nhất một khả năng sử dụng mà có thể có rất nhiều khả năng tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng của người tiêu dùng, tuy nhiên do những đặc tính, mục đích sản xuất ra nó và mục đích sử dụng của phần lớn người tiêu dùng nên có thể xác định được mục đích sử dụng chính đại diện cho sản phẩm; Để khẳng định các sản phẩm có thể thay thế nhau về yếu tố giá cả, có cách định lượng như sau: điều tra ngẫu nhiên 1.000 người tiêu dùng sinh sống trong khu vực địa lý liên quan, nếu trên 50% số người được điều tra chuyển sang mua hoặc có ý định chuyển sang mua sản phẩm khác có cùng đặc tính, mục đích sử dụng khi giá cả của sản phẩm đó tăng lên q 10% thì xác định các sản phẩm đó có giá cả thay thế được cho nhau. Giá cả của hàng hố để làm căn cứ tính tốn được xác định theo giá bản lẻ niêm yết theo qui định của pháp luật về niêm yết giá. Cách xác định sự thay thế về giá cả như vậy mới chỉ đề cập tới mức giá tăng tối thiểu (10%) chứ chưa có sự lưu ý về mức giá tăng tối đa hoặc trong trường

hợp tăng rất cao sẽ giải quyết như nào, vì khi giá cả tăng rất cao thường không phản ánh được chính xác khả năng thay thế của sản phẩm. Trong trường hợp đặc biệt, thị trường sản phẩm liên quan cịn có thể được xác định là thị trường của một loại sản phẩm đặc thù hoặc một nhóm các sản phẩm đặc thù căn cứ vào cấu trúc thị trường và tập quán của người tiêu dùng.

Cách xác định thị trường địa lý liên quan theo Luật canh tranh Việt Nam cũng tương tự cách xác định của Luật cạnh tranh Ấn Độ [27] ở việc nhấn mạnh sự tương đồng của môi trường kinh doanh trong thị trường địa lý

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật kiểm soát hành vi lạm dụng quyền lực thị trường ở Việt Nam (Trang 83 - 93)