Các ràng buộc a Hành vi bán kèm

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật kiểm soát hành vi lạm dụng quyền lực thị trường ở Việt Nam (Trang 67 - 70)

- Rau và hoa quả đóng hộp Dệt sợi và len

b. Phân biệt đối xử về các điều kiện thương mại khác

2.3.2.5. Các ràng buộc a Hành vi bán kèm

a. Hành vi bán kèm

Bán kèm là việc bán một sản phẩm (sản phẩm chính) với điều kiện người mua phải mua thêm một sản phẩm khác (sản phẩm bán kèm). Những hành vi bán kèm không bị coi là hành vi lạm dụng quyền lực thị trường nếu doanh nghiệp khơng có quyền lực thị trường. Thậm chí khi doanh nghiệp đó có quyền lực thị trường thì việc nói rằng hành vi bán kèm đó mang tính lạm dụng quyền lực thị trường địi hỏi phải có sự phân tích chi tiết mục đích của việc bán kèm và bối cảnh thị trường nơi diễn ra hành vi đó.

Doanh nghiệp phải có quyền lực thị trường ở thị trường sản phẩm chính, nếu khơng có quyền lực thị trường thì người mua sẽ khơng mua sản phẩm chính nữa (đây là mục đích của người mua) mà chuyển sang người cung cấp khác. Như vậy, cả sản phẩm chính và sản phẩm bán kèm đều khơng bán được sẽ gây thiệt hại cho doanh nghiệp nhiều hơn so với việc chỉ không bán được sản phẩm bán kèm. Nếu doanh nghiệp có quyền lực thị trường cả ở sản phẩm chính và sản phẩm bán kèm thì khó có động lực để họ thực hiện hành vi bán kèm theo nghĩa lạm dụng vì họ có thể bán được nhiều hàng hố

hơn, thu được lợi nhuận cao hơn, khống chế thị trường tốt hơn khi bán các sản phẩm một cách riêng rẽ.

Hành vi bán kèm thường được thực hiện bởi mong muốn của một doanh nghiệp muốn duy trì hay tăng danh tiếng đối với chất lượng và độ tin cậy của sản phẩm. Lý do này không nên bị coi là mang tính lạm dụng vì nó làm tăng hiệu quả và nhu cầu của thị trường. Ví dụ, việc phục vụ kém của một doanh nghiệp độc lập đối với một sản phẩm của doanh nghiệp có quyền lực thị trường có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới danh tiếng của doanh nghiệp có quyền lực thị trường và khiến cho doanh số giảm đi. Để tránh điều này, doanh nghiệp có quyền lực thị trường có thể bán hàng hố, dịch vụ chính kèm với một số hàng hố, dịch vụ khác do chính mình cung cấp để đảm bảo cho việc sử dụng hàng hố, dịch vụ chính được tốt hơn. Tuy vậy, cũng cần chú ý liệu mục đích hợp pháp của doanh nghiệp có quyền lực thị trường như trên có thể dễ dàng đạt được bằng các biện pháp khác ít mang tính hạn chế cạnh tranh hơn khơng, ví dụ như hồn thiện qui trình phục vụ của doanh nghiệp độc lập, đặt điều kiện đảm bảo chất lượng cho doanh nghiệp độc lập phải thực hiện nghiêm túc, đặt ra các chế tài cho việc vi phạm cách thức, chất lượng phục vụ của doanh nghiệp độc lập, khả năng chấp nhận các điều kiện đảm bảo chất lượng hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp độc lập…

Theo truyền thống mua bán hàng hoá, căn cứ vào những loại quan hệ mua bán cụ thể, nếu sản phẩm chính và sản phẩm bán kèm gắn bó mật thiết với nhau, hỗ trợ nhau để việc sử dụng sản phẩm này cũng tối ưu hoá việc sử dụng sản phẩm kia và nếu tách hai sản phẩm ra việc sử dụng sẽ không đảm bảo hoặc chi phí cho việc sử dụng sẽ tăng cao hơn hoặc các sản phẩm nằm trong một bộ tiêu chuẩn thiết kế – kỹ thuật phải tn theo thì việc bán kèm có thể sẽ được chấp nhận. Ví dụ, doanh nghiệp bán xe máy mà mình sản xuất sẽ phải bán cả xe và gương chứ không bị bắt buộc tách hai sản phẩm này ra dù chúng có thể độc lập trong những thị trường khác nhau vì trong tiêu chuẩn thiết kế sản xuất, lắp ráp xe máy có cả gương xe là một bộ phận không thể

tách rời. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp bán cả giỏ đựng đồ kèm theo xe máy thì có thể khơng được chấp nhận vì nó khơng là bộ phận bắt buộc trong thiết kế – kỹ thuật cũng như nó có thể tách rời để mua bán mà khơng hề ảnh hưởng gì tới tính năng sử dụng của nhau và không làm tăng thêm chi phí cho người mua.

Nói chung, ngồi việc xác định lý do của hành vi bán kèm, việc xem xét mối quan hệ của sản phẩm chính và sản phẩm bán kèm cũng rất cần thiết bởi nó giúp làm rõ hơn lý do và sự cần thiết của hành vi bán kèm. Thơng thường các doanh nghiệp có hành vi bán kèm ln sử dụng lý do đảm bảo chất lượng của sản phẩm chính và sự tiện dụng cho khách hàng mua để lý giải cho hành vi của mình. Nhưng nếu sản phẩm chính và sản phẩm bán kèm có tính độc lập cao, hầu như khơng có quan hệ với nhau thì việc lý giải của doanh nghiệp sẽ không thuyết phục. Mối quan hệ của các sản phẩm không đơn thuần chỉ được tiếp cận ở góc độ hệ thống và kỹ thuật mà cịn ở góc độ thị trường, nghĩa là sự cần thiết của sản phẩm này đối với sản phẩm kia do thị trường qui định. Ví dụ, ở thị trường kinh doanh bất động sản cao cấp, doanh nghiệp kinh doanh bất động sản bán biệt thự cho khách hàng mà không bị bắt buộc bán riêng đất theo yêu cầu của khách hàng để họ tự xây dựng.

Doanh nghiệp được coi là lạm dụng quyền lực thị trường thông qua hành vi bán kèm khi việc bán kèm đó tước đoạt sự tự do lựa chọn sản phẩm một cách hợp lý của khách hàng, cho phép tạo ra những khoản lợi nhuận trên mức bình thường hoặc nó tạo ra các rào cản gia nhập thị trường và các ảnh hưởng hạn chế cạnh tranh khác trên thị trường sản phẩm bán kèm. Hành vi bán kèm cũng có thể là một sự lạm dụng nếu nó được sử dụng để tránh việc điều tiết giá cả đối với sản phẩm chính. Giả thiết rằng doanh nghiệp có quyền lực thị trường đối với sản phẩm chính, giá cả đối với sản phẩm chính này bị điều tiết và do đó, doanh nghiệp này khơng thu được tất cả những lợi nhuận độc quyền mà lẽ ra nó có thể được hưởng nếu không bị điều tiết. Doanh nghiệp sẽ bán sản phẩm chính bị điều tiết giá cả với điều kiện bán kèm theo

một sản phẩm khác (mà giá của sản phẩm này không bị điều tiết) và đặt mức giá của sản phẩm bán kèm này sao cho thu được tất cả những lợi nhuận độc quyền đối với mặt hàng bị điều tiết. Thông thường, hành vi bán kèm theo nghĩa lạm dụng quyền lực thị trường được thực hiện để thúc đẩy việc bán hàng hoá tồn kho và đặc biệt là để tránh việc bị cạnh tranh mạnh mẽ từ các sản phẩm thay thế khác.

Hành vi bán kèm phải là bắt buộc. Khách hàng chỉ mua được sản phẩm chính khi họ đồng ý mua sản phẩm bán kèm, nếu khách hàng có thể lựa chọn để mua các sản phẩm một cách riêng biệt thì khơng được coi là hành vi bán kèm, đó có thể là sự gợi ý của doanh nghiệp cho việc mua bán và sử dụng sản phẩm được tốt hơn và hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật kiểm soát hành vi lạm dụng quyền lực thị trường ở Việt Nam (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)