Bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật kiểm soát hành vi lạm dụng quyền lực thị trường ở Việt Nam (Trang 102 - 103)

- Rau và hoa quả đóng hộp Dệt sợi và len

a. Bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh.

Qui định miễn trừ là qui định cho phép các hành vi bị cấm được thực hiện vì một số lý do nhất định như hiệu quả kinh tế, sự tiến bộ của khoa học và công nghệ... Đặc điểm của qui định miễn trừ là vẫn có sự xuất hiện của hành vi bị cấm (hành vi lạm dụng, tập trung kinh tế...) nhưng do những lợi ích của hành vi bị cấm mang lại lớn hơn hậu quả gây hạn chế cạnh tranh do chính hành vi bị cấm gây ra nên nó có thể được chấp nhận. Trong phần các qui định về kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh, chỉ duy nhất hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền khơng có các qui định miễn trừ, hai hành vi là thoả thuận hạn chế cạnh tranh và tập trung kinh tế đều có qui định miễn trừ.

Thoả thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm có thể được miễn trừ khi đáp ứng được một trong những điều kiện sau đây nhằm hạ giá thành, có lợi cho người tiêu dùng: Hợp lý hố cơ cấu tổ chức, mơ hình kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh; Thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hoá, dịch vụ; Thúc đẩy việc áp dụng thống nhất các tiêu chuẩn chất lượng, định mức kỹ thuật của chủng loại sản phẩm ; Thống nhất các điều kiện kinh doanh, giao hàng, thanh tốn nhưng khơng liên quan đến giá giá và các yếu tố của giá; Tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Trường hợp miễn trừ đối với tập trung kinh tế bị cấm có thể được xem xét khi: Một hoặc nhiều bên tham gia tập trung kinh tế đang đứng trong nguy cơ giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản; Việc tập trung kinh tế có tác dụng mở rộng xuất khẩu hoặc góp phần phát triển kinh tế – xã hội, tiến bộ kỹ thuật hoặc công nghệ.

3.2.2. Các hành vi lạm dụng bị cấm

a. Bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh. cạnh tranh.

Hành vi này này cịn được gọi là bán phá giá. Nó có những đặc trưng sau: (i). Giá bán thấp hơn giá thành tồn bộ và ( ii). Có mục đích nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh. Giá thành tồn bộ của hàng hố và dịch vụ được xác định bao gồm: giá thành sản xuất sản phẩm, dịch vụ; Chi phí lưu thơng đưa hàng hố dịch vụ đến người tiêu dùng. Thơng qua hành vi này, doanh nghiệp độc quyền đã loại bỏ đối thủ ra khỏi thị trường để củng cố vị trí của mình.

Nếu hành vi bán hàng hoá dưới giá thành tồn bộ nhưng khơng có mục đích loại bỏ đối thủ cạnh tranh thì khơng bị coi là hành vi lạm dụng. Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật cạnh tranh cho rằng đó là những hành vi như hạ giá bán hàng hoá tươi sống; Hạ giá bán hàng hoá tồn kho do chất lượng giảm, lạc hậu về hình thức, khơng phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng; Hạ giá bán hàng hoá theo mùa vụ; Hạ giá bán hàng hố trong chương trình khuyến mãi theo qui định của pháp luật; Hạ giá bán hàng hoá trong trường hợp phá sản, giải thể, chấm dứt hoạt động sản xuất kinh doanh, thay đổi địa điểm, chuyển hướng sản xuất, kinh doanh.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật kiểm soát hành vi lạm dụng quyền lực thị trường ở Việt Nam (Trang 102 - 103)