HÀNH VI LẠM DỤNG QUYỀN LỰC THỊ TRƢỜNG
2.1.1. Thị trường sản phẩm liên quan
Thị trường sản phẩm liên quan được định nghĩa thơng qua q trình xác định phạm vi sản phẩm thay thế cho một sản phẩm cụ thể do các doanh nghiệp giả định vi phạm pháp luật kiểm soát độc quyền cung cấp. Theo giải thích của Tịa án tối cao Mỹ “thị trường được tạo thành từ những sản phẩm có khả năng thay thế lẫn nhau một cách hợp lý và được sản xuất ra vì mục đích giá cả, giá trị sử dụng và chất lượng”. Trong luật cạnh tranh của Ấn Độ, thị trường hàng hóa liên quan là thị trường gồm các hàng hóa và dịch vụ mà người tiêu dùng có thể chuyển đổi hoặc có thể thay thế được cho nhau vì đặc điểm giá cả, cơng dụng của hàng hóa dịch vụ đó [27, tr. 29]. Nói cách khác, xác định thị trường sản phẩm liên quan là xác định sản phẩm trên một thị trường nhất định, mục tiêu của nó là bản thân sản phẩm hàng hố được trao đổi.
Có một định nghĩa khác về thị trường sản phẩm liên quan là: Một sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm được mua bán trên một khu vực địa lý nhất định với giả thiết rằng doanh nghiệp vì mục đích lợi nhuận tối đa, là chỉ có một doanh nghiệp bán các sản phẩm đó có thể nâng giá lên một lượng nhỏ nhưng đáng kể trên mức cân bằng của thị trường trong một khoảng thời gian dài [26].
Một cách khái quát nhất, các định nghĩa đều thể hiện một đặc điểm cực kỳ quan trọng của thị trường sản phẩm liên quan là “khả năng thay thế của hàng hóa này đối với hàng hóa kia một cách hợp lý”. Đặc điểm này có ý nghĩa xác định các loại hàng hóa của thị trường sản phẩm liên quan, xác định những loại hàng hóa có thể cạnh tranh với hàng hóa của doanh nghiệp đang được xác định thị trường sản phẩm liên quan. Một doanh nghiệp được xác định có thị trường sản phẩm liên quan đối với một sản phẩm của doanh nghiệp chỉ trong phạm vi sản phẩm đó nếu khơng có sản phẩm nào khác có thể thay thế cho nó một cách hợp lý (khơng có hàng hóa nào khác có thể cạnh tranh được với nó), hoặc nếu có một hay một số sản phẩm khác có thể thay thế được cho nó thì thị trường sản phẩm liên quan của doanh nghiệp được xác định mở rộng ra, bao gồm cả một hay một số hàng hóa đó (các hàng hóa có khả năng cạnh tranh với sản phẩm của doanh nghiệp đang được xác định thị trường sản phẩm liên quan). Để đánh giá được vấn đề này thực không dễ, đây là vấn đề rất phức tạp, đặc biệt khi muốn xây dựng một công thức chung cho việc đánh giá đặc điểm này.
Vậy, thực chất của quá trình xác định thị trường sản phẩm liên quan là gì? Đó chính là q trình giải đáp câu hỏi “thế nào là khả năng thay thế của hàng hóa này đối với hàng hóa kia một cách hợp lý”. Trả lời được câu hỏi này sẽ cho ta cái nhìn tồn diện về thị trường sản phẩm liên quan, khơng những thế nó cịn cho ta biết cách thức cơ bản để xác định thị trường sản phẩm liên quan.
Để trả lời câu hỏi này, công việc xác định thị trường sản phẩm liên quan sẽ bắt đầu bằng cách giả thiết rằng có một nhà độc quyền trên một thị trường tạm thời đối với một sản phẩm nào đó. Khi đó ta có thể đặt câu hỏi, nếu nhà độc quyền giả định tăng giá sản phẩm lên một “mức nhỏ nhưng đáng kể” trong một khoảng thời gian dài thì liệu số lượng người mua nhất định có chuyển sang những sản phẩm khác để làm cho việc tăng giá sản phẩm đó khơng mang lại lợi nhuận cho nhà độc quyền hay không? Nếu tồn tại những sản phẩm thay thế như vậy, những sản phẩm đó sẽ được đưa vào thị trường sản phẩm mới tạm thời. Quá trình này cứ tiếp diễn cho tới khi không thể xác định được sản phẩm thay thế gần gũi nào và thị trường sản phẩm tạm thời đã xác định sẽ được kết luận là thị trường sản phẩm liên quan. Như vậy cần phải đi sâu vào các yếu tố chính của q trình này, đó là: tăng giá, phản ứng của người mua và sản phẩm thay thế.
Tăng giá
Việc tăng giá giả thiết chỉ ảnh hưởng tới sản phẩm trên thị trường tạm thời, giá của sản phẩm đang xem xét để xác định thị trường sản phẩm liên quan có thể tăng nhưng giá của các sản phẩm thay thế vẫn ổn định. Điều này nhằm mục đích loại trừ sự tăng giá do nguyên nhân lạm phát. Việc tăng giá cũng được giả thiết phải lâu dài, tức là dự kiến sẽ tiếp tục trong tương lai có thể nhìn thấy trước như vậy mới có thể đánh giá chính xác mức độ ảnh hưởng của việc tăng giá. Người mua hầu như khơng có phản ứng với sự thay đổi về giá trong ngắn hạn và cần phải chú ý rằng việc tăng giá tạm thời không làm hại nhiều tới người tiêu dùng [26, tr. 41].
Tăng giá với một mức độ như thế nào thì được coi là đáng kể? Tăng giá với mức độ rất lớn có được coi là phương pháp để đo phản ứng của người tiêu dùng khơng? Nói chung việc tăng giá có thể là nhỏ nhưng được gọi là đáng kể khi người mua vì sự tăng giá này mà phản ứng chuyển sang mua sản phẩm khác thay thế hợp lý cho sản phẩm tăng giá. Mức tăng giá nhỏ nhưng đáng kể thường được tính tốn theo tỉ lệ phần trăm (%), Mỹ và Canada sử dụng mức
tăng giá từ 5% trở lên trong hầu hết các trường hợp [26, tr. 41]. Việc tăng giá cũng có giới hạn của nó, khơng phải cứ tăng giá với mức độ bất kỳ, người mua phản ứng chuyển sang sản phẩm khác là kết luận đó chính là sản phẩm thay thế và đưa vào thị trường sản phẩm liên quan. Bởi vì khi một sản phẩm tăng giá rất cao, nó tạo ra phản ứng của người tiêu dùng nhưng không phản ánh chính xác phản ứng của người tiêu dùng cho mục đích xác định thị trường sản phẩm liên quan. Phản ứng của người tiêu dùng khi này không phải là chuyển sang sản phẩm khác có thể thay thế hợp lý cho sản phẩm tăng giá mà là thay đổi nhu cầu tiêu dùng của mình, có thể họ từ bỏ nhu cầu mua sản phẩm tăng giá hoặc thay đổi nhu cầu mua sản phẩm tăng giá bằng mua sản phẩm khác đáp ứng nhu cầu khác. Do đó khơng thể coi sản phẩm mà người tiêu dùng chuyển sang mua là sản phẩm thay thế của sản phẩm tăng giá được, nếu coi như vậy sẽ là một sai lầm trong việc xác định những mặt hàng có thể cạnh tranh được với sản phẩm tăng giá.
Phản ứng của người mua
Không phải tất cả mọi người mua đều có phản ứng sẵn sàng chuyển sang những mặt hàng thay thế gần với nó, có những đặc điểm nhất định của từng nhóm người mua đối với sản phẩm tạo ra những phản ứng khác nhau đối với việc tăng giá. Ví dụ, nhóm khách hàng có thu nhập cao hầu như ít có thay đổi với sự tăng giá ở mức bình thường của thị trường hàng tiêu dùng (quần áo, giày dép…) có nhãn hiệu nổi tiếng, trong khi đó nhóm khách hàng có thu nhập trung bình hoặc thấp rất dễ phản ứng đối với sự tăng giá của các mặt hàng này; Đối với sản phẩm xe máy thì nhóm khách hàng Hà Nội ít có phản ứng hơn đối với sự thay đổi giá của các loại xe máy mang nhãn hiệu nổi tiếng so với sự phản ứng của người tiêu dùng trong Nam , nếu giá tăng ở mức đáng kể, người tiêu dùng trong Nam sẵn sàng chuyển sang sử dụng các loại xe máy chất lượng thấp hơn do Trung Quốc sản xuất; Người mua là nhà sản xuất thì phản ứng đối với thay đổi về giá của sản phẩm thấp hơn nhiều lần đối với phản ứng của người mua là người tiêu dùng…
Với đặc điểm nêu trên, trước khi điều tra phản ứng của người tiêu dùng cần phải đánh giá xem những nhóm khách hàng nào là đại diện chủ yếu cho sản phẩm, qua đó chú trọng vào phân tích phản ứng của họ đối với sự tăng giá. Đây là công việc rất quan trọng, có mục đích tránh tình trạng q thiên lệch vào những nhóm khách hàng khơng đại diện cho sản phẩm, bởi như vậy phản ứng của họ không chắc đã là phản ứng của đa số khách hàng sử dụng sản phẩm, có khi đó chỉ là phản ứng của số ít người sử dụng sản phẩm.
Trong cuộc điều tra, có bao nhiêu người tiêu dùng phản ứng với sự tăng giá là đủ để kết luận sản phẩm thay thế thuộc thị trường sản phẩm liên quan? Để tính số lượng người như vậy chỉ có cách là tính tỉ lệ phần trăm số người phản ứng chuyển sang mua sản phẩm khác thay thế trên số lượng người tiêu dùng được điều tra. Tỉ lệ phần trăm số người người này là bao nhiêu? 30%? 40%? hay 50% hoặc hơn? khó có thể trả lời câu hỏi này một cách chính xác tuy nhiên mức nên áp dụng nhất là trên 50% bởi như vậy nó thể hiện rõ nhất phản ứng của đa số người tiêu dùng. Một câu hỏi khác đặt ra là số lượng người được điều tra là bao nhiêu? về nguyên tắc, số lượng người được điều tra càng nhiều thì mức độ chính xác càng lớn, nếu số người được điều tra là tồn bộ khách hàng thì đó là một điều lý tưởng. Tuy nhiên điều đó lại khơng thực tế nên cần phải lựa chọn một con số cụ thể tối thiểu, con số này có ý nghĩa vừa giúp cho cơ quan quản lý cạnh tranh thực hiện được công việc điều tra, vừa đảm bảo thể hiện chính xác phản ứng người tiêu dùng nói chung trên thị trường liên quan.
Sản phẩm thay thế
Sản phẩm thay thế phải hợp lý, tức là sản phẩm thay thế phải có giá cả, tính năng sử dụng và chất lượng có mối lên hệ mật thiết (tính tương đồng) với sản phẩm tăng giá. Khơng thể có sản phẩm thay thế nếu nó khác xa sản phẩm tăng giá về các tiêu chí trên. Ví dụ: tivi khơng thể là mặt hàng thay thế của máy bơm nước cũng như đồ trang sức không thể là sản phẩm thay thế của quần áo thông thường. Một số trường hợp, nhãn hiệu cũng như kiểu dáng và
một số đặc tính khác của sản phẩm (kiểu kinh doanh độc đáo…) cũng có ảnh hưởng nhất định tới phản ứng của người mua khi lựa chọn sản phẩm thay thế.
Như thế nào thì các tiêu chí giá cả, tính năng sử dụng, chất lượng sản phẩm thay thế được coi là “tương đồng” với sản phẩm tăng giá? Vấn đề này rất khó xác định được rõ ràng về mặt định lượng mà phải căn cứ từng trường hợp cụ thể cũng như căn cứ vào truyền thống của thị trường để xác định. Các sản phẩm trên thị trường liên quan khơng nhất thiết phải thay thế hồn hảo cho nhau, không nhất thiết chất lượng phải giống nhau, khơng nhất thiết có một mức giá giống hệt nhau hay khơng nhất thiết phải có cơng dụng tương tự nhau. Điều quan trọng là trong trường hợp cụ thể, người mua nghĩ rằng nó có thể thay thế được cho nhau để đáp ứng nhu cầu không đổi của mình và phản ứng bằng cách chuyển sang mua hoặc sẽ chuyển sang mua ngay sản phẩm thay thế đó.
Có một phương pháp mang tính kinh tế thuần túy để xác định thị trường sản phẩm liên quan là áp dụng cách tích độ co dãn chéo của cầu. Cách này không phải được áp dụng nhiều mà nó chỉ là phương pháp bổ trợ cho cách xác định của pháp luật cạnh tranh, hoặc có thể là phương pháp độc lập trong những trường hợp cần thiết. Nói chung, cũng khó có thể đưa ra một hoặc các điều kiện theo đó phương pháp tính độ co dãn chéo của cầu được áp dụng. Vấn đề này chỉ có thể được kiểm nghiệm trên thực tế khi có những hành vi lạm dụng quyền lực thị trường xảy ra và tùy tình hình cụ thể, cơ quan quản lý cạnh tranh sẽ phải quyết định.