Tiêu chí xác định quyền lực thị trường của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật kiểm soát hành vi lạm dụng quyền lực thị trường ở Việt Nam (Trang 44 - 47)

HÀNH VI LẠM DỤNG QUYỀN LỰC THỊ TRƢỜNG

2.2. Tiêu chí xác định quyền lực thị trường của doanh nghiệp

Quyền lực thị trường của doanh nghiệp được xác định thơng qua các tiêu chí thị phần, rào cản gia nhập thị trường hoặc những yếu tố giúp cho nó có khả năng hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể như công nghệ, nhãn hiệu, hệ thống phân phối… Trong đó tiêu chí thị phần và rào cản gia nhập thị trường được chú ý nhất, đây là hai tiêu chí khơng thể thiếu trong việc xác định quyền lực thị trường của doanh nghiệp, một số yếu tố khác có khả năng

gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể cũng được công nhận nhưng nó khơng mang tính phổ biến mà chỉ được áp dụng trong những trường hợp cụ thể. Mặt khác nó đóng vai trị như những yếu tố bổ trợ cho tiêu chí thị phần và rào cản gia nhập thị trường trong việc xác định mức độ quyền lực thị trường của doanh nghiệp.

2.2.1. Thị phần

Thị phần được xem như chỉ số phản ánh tầm quan trọng của doanh nghiệp trên thị trường. Thị phần có thể xác định theo một số cách khác nhau như dựa vào doanh thu, doanh số mua vào, sản lượng hàng hóa dịch vụ bán ra, qui mô dự trữ sản phẩm, năng lực sản xuất… Nếu căn cứ theo doanh thu bán hàng thì thị phần là tỉ lệ phần trăm (%) giữa doanh thu của doanh nghiệp với tổng doanh thu của thị trường liên quan, nếu căn cứ vào sản lượng hàng hóa dịch vụ thì thị phần là tỉ lệ phần trăm (%) giữa sản lượng của doanh nghiệp với tổng sản lượng của thị trường liên quan, thị phần theo các tiêu chí khác cũng được xác định tương tự. Để lựa chọn một tiêu chí nào đó nhằm xác định thị phần phải phụ thuộc vào thị trường liên quan cũng như đặc điểm của những loại hình doanh nghiệp tham gia thị trường.

Nếu các sản phẩm trong thị trường là đầy đủ và thống nhất như kim loại tinh luyện hay nơng sản thì sản lượng bán ra có thể sử dụng để đo thị phần. Thị trường của những sản phẩm không đồng nhất, bao gồm nhiều loại hàng tiêu dùng có thể đo lường chính xác hơn bằng doanh thu bán ra. Trong các ngành chế tạo, công nghiệp năng, thị phần thường được đo bằng năng lực sản xuất.

Một số thị trường được đặc trưng bởi những vụ giao dịch lớn, khơng thường xun, ví dụ: đơn đặt hàng phục vụ việc xây dựng các nhà máy điện lớn, việc xây dựng các cơng trình giao thơng rất lớn (như hầm xuyên núi, xuyên biển…) Doanh thu đạt được trong một năm nhất định không đủ để cho thấy tầm quan trọng của doanh nghiệp trên thị trường vì có q ít các vụ giao dịch trong khoảng thời gian đó, trong trường hợp như vậy, tỉ trong doanh thu

trong một khoảng thời gian dài hơn sẽ cho thấy bức tranh chính xác hơn về quyền lực thị trường của doanh nghiệp.

Có quan điểm cho rằng trên thị trường đấu thầu, doanh thu đạt được thơng qua một q trình đấu thầu mang tính cạnh tranh của các doanh nghiệp có thể là khác nhau, nhưng nếu các doanh nghiệp này đạt điều kiện để tham gia đấu thầu thì phải coi họ là những doanh nghiệp có thị phần bằng nhau. Bởi lẽ quá trình đấu thầu là cạnh tranh nên khơng ai có thể lạm dụng quyền lực thị trường của mình được mà chỉ có thể sử dụng quyền lực thị trường một cách chính đáng, như vậy việc phân tích quyền lực thị trường theo pháp luật cạnh tranh khơng có ý nghĩa.

Thị phần của doanh nghiệp được đo bằng kết quả của những hoạt động kinh doanh trước đó (doanh thu, sản lượng… ), vậy những kết quả kinh doanh đó được xác lập trong khoảng thời gian là bao lâu? một tháng hay một năm hay một khoảng thời gian nào? Vấn đề này cũng cần có cách nhìn linh hoạt vì đối với đặc điểm của từng thị trường liên quan nó sẽ rất khác nhau, khơng cần thiết phải có sự qui định cứng nhắc cho vấn đề này. Đó có thể là doanh thu, doanh số, của một tháng, một quí, một năm hay nhiều hơn...

Doanh nghiệp chiếm bao nhiêu thị phần trên thị trường liên quan thì được coi là có quyền lực thị trường? Con số được thừa nhận rộng rãi trên thế giới đối với một doanh nghiệp là 30% trở lên. Ở Anh qui định là 25%, tại Ba Lan là 40%, Cộng hòa Séc và Bồ Đào Nha là 30%. Trường hợp xác định quyền lực thị trường của một nhóm các doanh nghiệp thì thị phần được xác định là thị phần kết hợp của nhóm các doanh nghiệp này, ở Đức qui định 3 Cơng ty trở xuống có thị phần 50% trở lên, 5 cơng ty trở xuống chiếm 2/3 thị phần trở lên và khơng áp dụng cho các cơng ty có doanh thu dưới 100 DM (bây giờ tiền DM đã chuyển thành tiền Euro) vào năm kinh tế liền kề. Còn luật Latvia qui định 3 doanh nghiệp chiếm 70% thị phần, luật liên bang Nga tỉ lệ này là 65% [27, tr. 53].

Trong mọi trường hợp, dù tính theo cách nào, thị phần cần phải được xem xét một cách cẩn trọng để có thể mơ tả được tầm quan trọng của doanh nghiệp trên thị trường. Khi thấy thích hợp, những con số tính tốn có thể được điều chỉnh tăng giảm tùy thuộc vào các thông tin khác. Ví dụ, thị phần của một doanh nghiệp đang bán một khối lượng nguyên liệu thơ nhưng có nguồn dự trữ đang giảm xuống cần phải được khấu trừ (hoặc thị phần cần phải tính trên cả nguồn nguyên liệu dự trữ). Một doanh nghiệp với công nghệ cũ kỹ hay lạc hậu sẽ bị đánh giá kém hơn doanh nghiệp có cùng doanh số nhưng cơng nghệ hiện đại hơn nhiều lần.

Nhìn chung, để xác định chính xác quyền lực thị trường của doanh nghiệp, bên cạnh thị phần của doanh nghiệp cần phải xem xét đến qui mô thị phần của các doanh nghiệp khác trên thị trường liên quan. Ví dụ, nếu một doanh nghiệp có thị phần 50%, quyền lực thị trường của doanh nghiệp sẽ bị hạn chế hơn so với tỉ lệ này nếu phần còn lại của thị trường chỉ bao gồm một số doanh nghiệp có thị phần tương đối lớn cạnh tranh quyết liệt. Ngược lại, phần còn lại của thị trường gồm rất nhiều các doanh nghiệp có thị phần nhỏ thì quyền lực thị trường của doanh nghiệp sẽ mở rộng hơn so với tỉ lệ 50% thị phần này.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật kiểm soát hành vi lạm dụng quyền lực thị trường ở Việt Nam (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)