Để kiểm soát các hành vi lạm dụng quyền lực thị trường, Nhà nước có thể áp dụng nhiều biện pháp khác nhau, từ sử dụng các biện pháp hành chính – kinh tế như chính sách thuế, quốc hữu hoá, kiểm soát giá cả, điều chỉnh độc quyền… cho đến ban hành pháp luật cạnh tranh.
Chính sách thuế: Chính sách này được áp dụng vì lợi nhuận là mục đích kinh doanh của doanh nghiệp nên doanh nghiệp lạm dụng quyền lực thị trường để khai thác tối đa lợi nhuận trong thời gian dài. Để giải quyết các bất hợp lý này, Nhà nước đánh thuế rất nặng vào các doanh nghiệp lạm dụng quyền lực thị trường nhằm điều tiết thu nhập và khi lợi nhuận của doanh nghiệp cũng không hơn các doanh nghiệp khác cùng ngành là mấy, doanh nghiệp (gồm cả các doanh nghiệp khác) sẽ từ bỏ ý định lạm dụng quyền lực thị trường mà mình có. Tuy nhiên biện pháp này cũng có hạn chế với doanh nghiệp có quyền lực thị trường ở mức độ nhất định, thuế đánh càng cao họ sẽ nâng giá càng cao, điều này làm cho mục đích đánh thuế khơng đạt được hiệu quả.
Kiểm sốt giá cả: Mục tiêu chính của kiểm soát giá cả là Nhà nước ngăn cấm và giảm bớt quyền định giá của các doanh nghiệp có quyền lực thị trường nhằm khắc phục tình trạng các doanh nghiệp lạm dụng vị thế này để tăng, giảm giá tuỳ tiện gây thiệt hại cho người sản xuất, người tiêu dùng và lợi ích xã hội. Biện pháp này nếu được sử dụng cũng phải rất cẩn thận vì nó có thể làm mất tính linh hoạt của thị trường hay cản trở quá mức vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Điều chỉnh độc quyền: Là sử dụng một số biện pháp mang tính Nhà nước nhằm ngăn cản sự lạm dụng quá mức quyền lực thị trường của doanh nghiệp như: Quy định về hoạt động sản xuất kinh doanh và lợi ích của các doanh nghiệp có quyền lực thị trường. Quy định rõ các danh mục và số lượng sản phẩm được phép sản xuất và lưu thông. Quy định các điều kiện để khống chế đầu vào, đầu ra, tiêu chuẩn và chất lượng hàng hoá, dịch vụ, giá cả sản phẩm...
Quốc hữu hoá các doanh nghiệp độc quyền ở một số lĩnh vực trong nền kinh tế: Đây là biện pháp được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, việc áp dụng đối với các doanh nghiệp trong một nền kinh tế thì cần phải hạn chế, chỉ áp dụng trong những điều kiện, hồn cảnh cụ thể thật
cần thiết. Thơng thường, giải pháp quốc hữu hoá được áp dụng đối với các doanh nghiệp độc quyền tự nhiên (là loại doanh nghiệp độc quyền hình thành do những nguyên nhân hợp pháp hoặc sự hình thành doanh nghiệp độc quyền là khơng thể khác được vì lợi ích của nó đối với xã hội) nhằm bảo đảm cung ứng các loại hàng hố và dịch vụ cơng cộng cho xã hội một cách bình thường, đặc biệt là những ngành, những vùng mà ở đó khó có thể tồn tại tính cạnh tranh do hiệu quả kinh tế mang lại không cao.
Các biện pháp mang tính hành chính – kinh tế đã lý giải vì sao có những trường hợp ngoại lệ trong việc xử lý vấn đề lạm dụng quyền lực thị trường bằng biện pháp pháp luật, bởi vì dù ít nhiều thì mỗi biện pháp đều có những ưu thế nhất định mà khơng có biện pháp nào có thể thay thế được. Do đó, nó được lựa chọn áp dụng trong một số những trường hợp cụ thể.
Trong số các biện pháp Nhà nước có thể can thiệp để kiểm sốt hành vi lạm dụng quyền lực thị trường thì biện pháp ban hành pháp luật mang ý nghĩa hiệu quả nhất xuất phát từ chính các thuộc tính của pháp luật. Pháp luật kiểm soát hành vi lạm dụng quyền lực thị trường chỉ là một bộ phận nhỏ của pháp luật cạnh tranh nói chung. Nó là bộ phận ra đời muộn hơn so với bộ phận pháp luật chống cạnh tranh khơng lành mạnh vì lý do phải có q trình các doanh nghiệp mới tập trung được sức mạnh kinh tế, trên cơ sở đó doanh nghiệp mới thực hiện được hành vi lạm dụng và lúc này pháp luật cần được ban hành để điều chỉnh.
CHƢƠNG 2: