Đặt giá quá cao một cách bất hợp lý

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật kiểm soát hành vi lạm dụng quyền lực thị trường ở Việt Nam (Trang 59 - 60)

- Rau và hoa quả đóng hộp Dệt sợi và len

2.3.2.1. Đặt giá quá cao một cách bất hợp lý

Đặt giá quá cao một cách bất hợp lý là hành vi của doanh nghiệp có quyền lực thị trường lợi dụng ưu thế này để bán hàng hóa với giá rất cao nhằm bóc lột người tiêu dùng, thu lợi nhuận tối đa. Trường hợp này, người tiêu dùng đã phải trả một giá rất cao để mua hàng hóa mà lẽ ra họ có thể mua với mức giá thấp hơn nếu doanh nghiệp khơng có quyền lực thị trường. Theo cách hiểu khác, mức giá quá cao này là mức giá lớn hơn mức giá tự nhiên rất nhiều.

Để khẳng định doanh nghiệp đã đặt giá quá cao một cách bất hợp lý, điều đầu tiên là phải xác định được như thế nào là mức giá quá cao. Giá quá cao thể hiện sự chênh lệch quá lớn giữa giá bán hàng hóa và chi phí để sản xuất ra hàng hóa đó. Tuy nhiên để đánh giá mức giá như vậy có thực sự là quá cao hay không một cách cụ thể lại không dễ chút nào. Có những sản phẩm sự chênh lệch giá và chi phí chỉ tính bằng một vài chục phần trăm đã được coi là

quá cao nhưng có những sản phẩm sự chênh lệch lên tới cả mấy trăm phần trăm cũng chưa bị coi là quá cao. Vậy, điều quan trọng là phải xác định được sự bất hợp lý của mức giá cao đó, nghĩa là phải tìm cho ra ngun nhân dẫn tới việc giá quá cao chứ không phải là bản thân vấn đề giá cả.

Giá q cao có thể vì rất nhiều lý do, do nhu cầu tăng, do chi phí sản xuất tăng, do chất lượng hàng hoá rất tốt… hoặc do doanh nghiệp lạm dụng quyền lực thị trường. Nói chung trong nền kinh tế thị trường, quyền định giá hàng hoá là của doanh nghiệp và lợi nhuận là yếu tố quyết định việc gia nhập hay rút khỏi thị trường của doanh nghiệp. Khi một doanh nghiệp định giá cao và kiếm được nhiều lợi nhuận, doanh nghiệp này đã tạo động lực cho việc gia nhập thị trường của những doanh nghiệp tiềm năng, như vậy đã tạo sự cạnh tranh mạnh mẽ hơn trong thị trường liên quan và điều này chỉ có lợi cho người tiêu dùng. Sự việc trở nên nghiêm trọng khi doanh nghiệp lạm dụng quyền lực thị trường để tăng giá và có nhiều rào cản gia nhập thị trường ngăn không cho các doanh nghiệp tiềm năng tham gia kinh doanh để cạnh tranh với doanh nghiệp lạm dụng quyền lực thị trường, tức là càng tăng cường mức độ quyền lực thị trường của doanh nghiệp lạm dụng. Với trường hợp này, sẽ khơng có sự cạnh tranh hoặc cạnh tranh khơng đáng kể, do đó giá cả sẽ khơng bị kéo về với giá trị thực của nó. Đây chính là u cầu cấp thiết để nhà nước can thiệp kéo giá cả trở về vị trí đúng của nó khi thị trường hoạt động khơng có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật kiểm soát hành vi lạm dụng quyền lực thị trường ở Việt Nam (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)