Xác định doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền (xác định quyền lực thị trường)

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật kiểm soát hành vi lạm dụng quyền lực thị trường ở Việt Nam (Trang 93 - 94)

- Rau và hoa quả đóng hộp Dệt sợi và len

PHÁP LUẬT KIỂM SOÁT LẠM DỤNG QUYỀN LỰC THỊ TRƢỜNG Ở VIỆT NAM

3.1.3. Xác định doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền (xác định quyền lực thị trường)

định quyền lực thị trường)

Như Chương I và Chương II của Luận văn đã phân tích, để xác định vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền phải dựa trên ba tiêu chí là thị phần, rào cản gia nhập thị trường và một số yếu tố khác làm cho doanh nghiệp có khả năng hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể. Trong đó, hai tiêu chí là thị phần và rào cản gia nhập thị trường đóng vai trị quan trọng nhất. Hai tiêu chí này được đánh giá như là yếu tố nội lực và yếu tố ngoại lực cùng hợp sức đưa doanh nghiệp lên chiếm giữ và duy trì vị thế độc quyền.

Luật cạnh tranh và Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật cạnh tranh cũng tiếp cận vấn đề theo hướng chung này nhưng khơng đầy đủ và có phần thiếu tính hợp lý. Khơng hề có bất cứ qui định nào thể hiện quan điểm phải xem xét các rào cản gia nhập thị trường như là một tiêu chí xác định vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền của doanh nghiệp. Trong lúc đó, Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật cạnh tranh cũng đề cập đến các rào cản gia nhập thị trường, nhưng các rào cản này được cho rằng chỉ có ảnh hưởng đến việc xác định thị trường liên quan (nhất là thị trường địa lý liên quan) nên cần được

xem xét. Quan điểm này khơng mang tính hợp lý khi biết rằng, vai trị của các rào cản đối vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền mang tính chất gần như quyết định một cách trực tiếp, ngược lại vai trò của các rào cản đối với thị trường liên quan chỉ mang tính gián tiếp (sự thay thế của sản phẩm dựa trên giá cả, đặc tính và cơng dụng của sản phẩm mới là yếu tố quyết định thị trường liên quan).

Rào cản gia nhập thị trường bao gồm: (i). Rào cản về kỹ thuật, cơng

nghệ, nhãn hiệu hàng hóa, phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng cơng nghiệp, tên gọi xuất sứ hàng hóa (ii). Rào cản về tài chính bao gồm chi

phí đầu tư vào sản xuất, phân phối, xúc tiến thương mại hoặc khả năng tiếp cận với các nguồn cung cấp tài chính (iii). Quyết định hành chính của cơ quan quản lý nhà nước (iv). Quy định của pháp luật về vấn đề sau đây: Điều kiện sản xuất, sử dụng sản phẩm hoặc cung ứng, sử dụng dịch vụ; Các chuẩn mực nghề nghiệp (v). Tập quán của người tiêu dùng (vi). Thuế nhập khẩu, hạn

ngạch nhập khẩu; các biện pháp tự vệ, các biện pháp chống bán phá giá, các biện pháp chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật kiểm soát hành vi lạm dụng quyền lực thị trường ở Việt Nam (Trang 93 - 94)