Hạn chế nhập khẩu song song

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật kiểm soát hành vi lạm dụng quyền lực thị trường ở Việt Nam (Trang 73 - 75)

- Rau và hoa quả đóng hộp Dệt sợi và len

b. Cam kết mua bán hai chiều

2.3.2.8. Hạn chế nhập khẩu song song

Là hạn chế nhập khẩu hành hố khi có một hàng hoá tương tự đã xuất hiện ở nước nhập khẩu. Tức là các sản phẩm này y hệt nhau, cùng chủ sở hữu hoặc có mối liên kết về kinh tế, tổ chức hay về luật pháp và việc hạn chế các sản phẩm này chỉ nhằm mục đích duy trì mức giá cao giả tạo [27, tr. 60-61].

Chủ sở hữu một nhãn hiệu có thể có được sức mạnh thị trường nhờ vào chất lượng hàng hoá, quảng cáo rầm rộ và các hoạt động tiếp thị… Nếu nhãn hiệu này được chấp nhận rộng rãi thì người chủ nhãn hiệu có thể đặt ra một số hạn chế lên những người phân phối sản phẩm có nhãn hiệu này. Nhãn hiệu có thể được sử dụng để loại trừ sản phẩm nhập khẩu, phân bổ thị trường và đôi khi được dùng để áp đặt một mức giá rất cao. Tuy nhiên các doanh nghiệp cũng có rất nhiều lý do chính đáng để hạn chế việc phân phối các sản phẩm như để duy trì chất lượng, hạn chế hàng giả. Những biện pháp này bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ hợp pháp và lợi ích người tiêu dùng. Do dó cũng giống như nhiều hành vi lạm dụng quyền lực thị trường khác, một nguyên tắc chung luôn cần được quan tâm là phải xác định được tác động hạn chế cạnh tranh, sự bóc lột người tiêu dùng của hành vi.

Về việc hạn chế nhập khẩu hàng hố, chủ nhãn hiệu có thể tìm cách hạn chế nhập khẩu hàng hoá mang nhãn hiệu này để loại trừ cạnh tranh hoặc chủ nhãn hiệu cũng có thể sử dụng những nhãn hiệu khác nhau cho cùng một sản phẩm từ đó có thể hạn chế việc nhập khẩu từ nước này sang nước kia:

Tại Nhật Bản, Công ty Old Parr đã buộc các đại lý không được cung cấp rượu Wisky cho những thương gia nhập khẩu Wisky Old Parr từ nước ngoài, hoặc những thương gia bán sản phẩm nhập khẩu dưới mức giá Công ty qui định. Công ty này đã sử dụng một dấu hiệu đặc biệt để phát hiện những nhà buôn không tuân thủ những qui định này. Uỷ ban thương mại công bằng Nhật Bản đã điều tra vụ việc và cho rằng hành vi này là không công bằng và buộc Old Parr phải chấm dứt hành động này.

Liên quan đến việc hạn chế nhập khẩu một sản phẩm tương tự đã có mặt ở nước nhập khẩu, có một trường hợp là Cơng ty Cinzano ở Đức. Toà án tối cao Đức đã quyết định rằng khi chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép các chi nhánh ở các nước khác nhau được phép sử dụng nhãn hiệu để bán sản phẩm này thì chủ sở hữu nhãn hiệu khơng được hạn chế hoạt động nhập khẩu của các chi nhánh đối với sản phẩm này.

Một nhãn hiệu đăng ký ở hai (hoặc hơn hai) quốc gia có thể có cùng nguồn gốc. Đối với sản phẩm được xuất khẩu sang các nước khác nhưng không được sản xuất ở đó thì nhãn hiệu thường được uỷ quyền cho một nhà phân phối độc quyền. Ví dụ Cơng ty Watts ở Anh và nhà phân phối độc quyền của nó là Theal B.V ở Hà Lan bị Uỷ ban Châu Âu phạt vì đã sử dụng nhãn hiệu để ngăn cản việc nhập khẩu song song vào Hà Lan. Uỷ ban cho rằng, thoả thuận phân phối độc quyền và ngăn cản nhập khẩu song song cùng sản phẩm này đã tạo ra một sự bảo vệ vững chắc cho Theal (các Công ty ở Anh bị Watts cấm không được xuất khẩu sang Hà Lan). Việc này đã tạo cho Theal một vị trí độc quyền để áp đặt giá.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật kiểm soát hành vi lạm dụng quyền lực thị trường ở Việt Nam (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)