Rào cản gia nhập thị trường

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật kiểm soát hành vi lạm dụng quyền lực thị trường ở Việt Nam (Trang 47 - 54)

HÀNH VI LẠM DỤNG QUYỀN LỰC THỊ TRƢỜNG

2.2.2. Rào cản gia nhập thị trường

Rào cản gia nhập thị trường được hiểu là một số nhân tố nhất định có thể ngăn cản hay trì hỗn việc gia nhập thị trường của một doanh nghiệp mới thậm chí cả khi các doanh nghiệp đi trước đang kiếm được lợi nhuận siêu ngạch.

Vấn đề quan trọng là khi muốn biết trên thị trường có hay khơng có rào cản gia nhập thị trường phải đặt ra câu hỏi: liệu giá cả siêu cạnh tranh trên thị trường liên quan có lơi kéo sự thâm nhập thị trường của các doanh nghiệp khác để làm cho giá cả xuống trở lại ở mức cạnh tranh không? nếu câu trả lời là khơng thì rõ ràng có tồn tại rào cản gia nhập thị trường. Lợi nhuận luôn là

mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp, do vậy khơng lý nào khi một nơi có cơ hội lớn lại bị họ từ bỏ, trừ khi điều đó nằm ngồi khả năng của họ.

Rào cản gia nhập thị trường khơng phải là tiêu chí trực tiếp mang lại quyền lực thị trường cho doanh nghiệp, nó cũng khơng phải là yếu tố nội tại mang lại quyền lực thị trường cho doanh nghiệp như thị phần mà nó là yếu tố bên ngồi và gián tiếp mang lại quyền lực thị trường cho doanh nghiệp thơng qua việc ngăn cản hay trì hỗn doanh nghiệp khác tham gia thị trường qua đó cạnh tranh, chia sẻ thị trường với doanh nghiệp. Rào cản gia nhập thị trường hiện diện ở cả thị trường sản phẩm liên quan cũng như thị trường địa lý liên quan. Tại thị trường sản phẩm liên quan, nó hạn chế hoặc không cho phép doanh nghiệp tiềm năng tham gia cung cấp sản phẩm thay thế cho sản phẩm đang có trên thị trường liên quan (doanh nghiệp tiềm năng chưa kinh doanh sản phẩm có thể thay thế cho sản phẩm đang có trên thị trường liên quan). Tại thị trường địa lý liên quan, nó hạn chế hoặc khơng cho phép doanh nghiệp tiềm năng mang sản phẩm thay thế cho sản phẩm đang có trên thị trường liên quan từ địa điểm khác sang.

Ở góc độ nhất định, có thể nhận xét rằng các doanh nghiệp có quyền lực thị trường một cách đơn lẻ hay theo nhóm khi người mua khơng có đủ lựa chọn về những nhà cung cấp độc lập với nhau. Trong nền kinh tế thị trường tự do, người tiêu dùng có thể mua hàng hố của bất cứ doanh nghiệp nào và các doanh nghiệp cũng có thể thâm nhập vào bất kỳ thị trường nào. Do đó, quyền lực thị trường sẽ khơng tồn tại khi khơng có trở ngại thâm nhập thị trường vì khi một doanh nghiệp hay một nhóm doanh nghiệp cố gắng đẩy giá lên hoặc hạ thấp chất lượng so với mức cạnh tranh thì ngay lập tức sẽ xuất hiện doanh nghiệp khác chiếm lĩnh thị trường.

Các loại rào cản gia nhập thị trường

Rào cản gia nhập thị trường được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau, nhưng phổ biến nhất vẫn là cách phân loại theo nguồn gốc xuất hiện của nó [26, 27]. Theo tiêu chí này, rào cản gia nhập thị trường có hai loại là

rào cản cơ cấu (hay rào cản kinh tế) và rào cản chiến lược (rào cản hành vi). Dưới đây chúng ta xem xét một số loại rào cản cơ bản.

* Rào cản cơ cấu: là loại rào cản phát sinh từ đặc điểm của ngành kinh tế nền tảng như công nghệ, cung và cầu, nằm ngồi sự kiểm sốt của các thành viên tham gia thị trường. Gồm một số loại như pháp luật, các qui định, quyết định của nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức được nhà nước uỷ quyền ban hành có giá trị bắt buộc thi hành (gọi chung là qui định); Chi phí rút khỏi thị trường (chi phí chìm); Lợi thế tuyệt đối về chi phí; Tính kinh tế nhờ qui mơ; Nhu cầu vốn lớn...

Qui định. Nhà nước ban hành qui định để kiểm soát nền kinh tế thị trường và trong số đó có những qui định tạo ra các rào cản gia nhập thị trường. Có những qui định trực tiếp tạo ra rào cản gia nhập thị trường nhưng cũng có qui định chỉ gián tiếp tạo ra rào cản gia nhập thị trường. Có những qui định thể hiện chủ ý của nhà nước nhưng cũng có qui định khơng thể hiện chủ ý của nhà nước.

Điển hình cho những qui định trực tiếp tạo ra rào cản là các loại giấy phép kinh doanh hoặc giấy tờ tương tự mà doanh nghiệp phải xin trước khi tham gia kinh doanh tại một thị trường nào đó, thơng thường là những thị trường có sự kiểm sốt chặt chẽ của nhà nước. Để đánh giá tính hiệu quả của những qui định này khơng phải dễ vì mục đích cấp giấy phép khơng phải khi nào cũng tốt nhưng lại luôn được ẩn giấu dưới mục đích quản lý nhà nước. Có những giấy phép được tạo ra khơng nhằm kiểm sốt thị trường mà có những mục đích ngầm lớn hơn, mang lợi ích cục bộ của những đối tượng có liên quan trong đó. Do đó, cần phải có cơ chế đánh giá tính hợp lý của các loại giấy phép này thường xuyên và khoa học, bảo đảm rằng chúng được ban hành thể hiện đúng mục đích và sự cần thiết chứ không phải là tác nhân gây hạn chế cạnh tranh trên thị trường, nếu giấy phép kinh doanh khơng hợp lý thì cần bãi bỏ ngay.

Những qui định gián tiếp tạo ra rào cản gia nhập thị trường thông thường là những qui định về một vấn đề nào đấy khơng hề có liên quan đến vấn đề thâm nhập thị trường, nhưng việc thực thi chúng làm cản trở sự gia nhập thị trường của doanh nghiệp tiềm năng. Ví dụ: khi các tiêu chuẩn về mơi trường được qui định khắt khe hơn thì những doanh nghiệp đang hoạt động sẽ có lợi thế hơn so với doanh nghiệp mới ở chỗ nó được áp dụng có lộ trình, khơng phải ngay tức khắc. Ngược lại, doanh nghiệp mới phải áp dụng ngay khi thâm nhập thị trường. Việc này rõ ràng tạo ra sự khơng bình đẳng về chi phí giữa các doanh nghiệp.

Chi phí rút khỏi thị trường (chi phí chìm). Chi phí chìm là những chi

phí mà doanh nghiệp bị mất khi rút khỏi thị trường. Khi doanh nghiệp tham gia vào thị trường, điều bắt buộc phải có là những khoản đầu tư tạo nền tảng cho hoạt động kinh doanh, những khoản đầu tư này có thể cao thấp hay hình thức có thể khác nhau (tiền, tài sản, nhân lực, thời gian…) nhưng chúng đều có thể tính tốn thành giá trị được. Khi rút khỏi thị trường, doanh nghiệp có thể không thu hồi lại đủ giá trị đã đầu tư khi thâm nhập thị trường, nghĩa là doanh nghiệp đã bị lỗ. Ví dụ: một doanh nghiệp đầu tư xây dựng một nhà máy chế biến nông sản lớn, tuy nhiên do nhiều lý do doanh nghiệp không kinh doanh nữa mà phải bán lại nhà máy để rút khỏi thị trường, vấn đề là khơng có ai mua lại nhà máy với giá bằng giá đầu tư ban đầu mà chỉ trả thấp hơn, thậm chí thấp hơn rất nhiều. Chênh lệch giữa hai giá này chính là khoản chi phí chìm mà doanh ngiệp phải chịu. Độ lớn của chi phí chìm khơng thể có cơng thức chung nào đo được chính xác, nó phụ thuộc rất nhiều yếu tố của thị trường cũng như từng trường hợp cụ thể. Chi phí chìm là loại chi phí mà không một doanh nghiệp nào mong muốn và ln tìm mọi cách giảm thiểu vì nó khơng mang lại lợi ích nào cho doanh nghiệp.

Câu hỏi được đặt ra là tại sao chi phí chìm lại là rào cản gia nhập thị trường? Trong kinh doanh, trước khi thâm nhập thị trường, hầu hết các doanh nghiệp không thể khẳng định sự thành công một cách chắc chắn, luôn tồn tại

một tỉ lệ thất bại nhất định phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nếu tỉ lệ thất bại thấp và chi phí chìm dự đốn cũng thấp thì doanh nghiệp sẽ tham gia thị trường một cách nhanh chóng vì doanh nghiệp tin tưởng vào sự thành cơng của việc thâm nhập thị trường, sẽ khơng có chuyện rút khỏi thị trường nên khơng có chi phí chìm. Thậm chí trong trường hợp xấu là thất bại và phải rút khỏi thị trường thì chi phí chìm nhỏ nên không gây thiệt hại nhiều cho doanh nghiệp. Ngược lại tỉ lệ thất bại cao hay chi phí chìm lớn thì doanh nghiệp sẽ phải cân nhắc rất nhiều khi tham gia thị trường. Nếu không, những thiệt hại rất lớn khi phải rút khỏi thị trường là điều khó tránh khỏi. Nói tóm lại, nếu dùng câu từ của cuộc chiến thì chi phí chìm chính là đường thốt của doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp khơng có đường thốt tốt thì họ sẽ khơng dám mạo hiểm tấn công. Không những thế, kể cả trường hợp tỉ lệ thành công của việc gia nhập là tốt thì vẫn có nhiều lý do cho sự rút lui của doanh nghiệp, lúc này chi phí chìm vẫn phải được tính tốn như là điều kiện của việc gia nhập.

Lợi thế tuyệt đối về chi phí. Rào cản này thể hiện ưu thế về chi phí của

doanh nghiệp đi truớc so với các doanh nghiệp mới nhập cuộc, doanh nghiệp mới nhập cuộc phải chịu các chi phí cao hơn so với doanh nghiệp đang hoạt động trong nhiều trường hợp (nhưng không phải là mọi trường hợp). Nguồn gốc của lợi thế này phản ánh sự nắm giữ những nguồn lực quan trọng của doanh nghiệp đang hoạt động mà doanh nghiệp đi sau khơng thể có được, hoặc nếu đạt được sẽ mất nhiều thời gian cũng như công sức. Ví dụ: doanh nghiệp đang hoạt động được khai thác một mỏ khống sản có trữ lượng lớn và chất lượng tốt nhất, trong khi đó doanh nghiệp mới tham gia chỉ được khai thác các mỏ khống sản có trữ lượng nhỏ hơn, chất lượng thuộc loại trung bình vì khơng cịn mỏ khống sản nào tốt hơn; doanh nghiệp đang hoạt động có rất nhiều kinh nghiệm, kỹ năng trong cơng việc kinh doanh qua đó hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro, chi phí khơng đáng có, nhưng điều này lại không đúng với doanh nghiệp mới tham gia kinh doanh; doanh nghiệp đang hoạt động đầu tư vào khu du lịch có vị trí đẹp nhất và doanh nghiệp đến sau khơng thể có được một vị trí nào tốt hơn…

Tính kinh tế nhờ qui mơ. Kinh tế nhờ qui mô trong sản xuất tồn tại khi

chi phí sản xuất một đơn vị sản phẩm giảm đi đơi với sản lượng tăng lên. Đó là kết quả chủ yếu của việc giàn trải một chi phí cố định lớn cho nhiều đơn vị sản phẩm. Tính kinh tế nhờ qui mơ trở thành rào cản gia nhập thị trường khi đã có những doanh nghiệp có qui mơ lớn tồn tại, những doanh nghiệp này với lợi thế về chi phí thấp nên bán sản phẩm với giá rất cạnh tranh hoặc tuy bán giá cao nhưng sẵn sàng hạ giá nếu có sự thâm nhập thị trường của doanh nghiệp tiềm năng nhằm loại bỏ đối thủ. Các doanh nghiệp tiềm năng muốn thâm nhập thị trường phải mạnh để đầu tư qui mô lớn mới có thể cạnh tranh về giá với doanh nghiệp đang hoạt động. Điều này không phải doanh nghiệp tiềm năng nào cũng có thể thực hiện được.

Nhu cầu vốn lớn. Gia nhập vào thị trường một số ngành ln địi hỏi

một số lượng vốn rất lớn. Ví dụ: Sản xuất, truyền tải điện; sản xuất ôtô; sản xuất phơi thép… Nói chung rất ít các doanh nghiệp tiềm năng có thể đáp ứng được nhu cầu vốn lớn này. Mặt khác, vốn đầu tư lớn thì quá trình đầu tư thường mất nhiều thời gian hơn và chi phí chìm thơng thường cũng là lớn. Các yếu tố này đã làm nản lòng rất nhiều nhà đầu tư cũng như các nhà cung cấp tài chính cho họ. Chính vì vậy mà ta có thể lý giải cho sự lo lắng về khoản đầu tư của doanh nghiệp cũng như sự lo lắng về khoản nợ của người cung cấp tài chính. Rào cản này càng trở nên nghiêm trọng ở các nước quá độ và đang phát triển, nơi thị trường vốn non kém và sự cung cấp vốn cho sự gia nhập là cả một vấn đề. Thiếu hụt cơ sở hạ tầng càng làm cho vấn đề thêm trầm trọng. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp mới gia nhập thậm chí cần nhiều vốn hơn do phải làm quá nhiều thứ, như tự mình thực hiện phân phối, tự lo đầu vào của quá trình sản xuất, v.v.

* Rào cản chiến lược (rào cản hành vi): Là những rào cản được doanh nghiệp dựng lên để bảo vệ họ trước sự thâm nhập thị trường của các doanh nghiệp mới. Có những hành vi tạo rào cản của doanh nghiệp không vi phạm pháp luật cạnh tranh, tuy nhiên có những hành vi lại vi phạm pháp luật cạnh

tranh. Ví dụ: rất nhiều hành vi lạm dụng quyền lực thị trường thực chất là những hành vi tạo rào cản gia nhập thị trường đối với doanh nghiệp tiềm năng. Dưới đây là một số hành vi tạo rào cản gia nhập thị trường của doanh nghiệp và có thể nói là khơng vi phạm pháp luật cạnh tranh.

Định giá hạn chế. Đây là hành vi của doanh nghiệp đang hoạt động đặt

giá thấp đến nỗi, do tính kinh tế nhờ qui mơ hoặc các lợi thế tuyệt đối về chi phí, sẽ khơng có chỗ cho doanh nghiệp gia nhập nếu tin rằng các doanh nghiệp đang hoạt động sẽ duy trì mức sản lượng và giá thấp như hiện tại. Theo giả thuyết này, các doanh nghiệp cũ có thể bảo vệ mình khỏi sự đe doạ gia nhập của doanh nghiệp mới thậm chí bằng cách lựa chọn một mức giá đủ thấp. Với tính kinh tế nhờ qui mơ hoặc lợi thế tuyệt đối về chi phí, việc định giá hạn chế này vẫn lớn hơn chi phí trung bình của doanh nghiệp đang hoạt động, nên vẫn thu được lợi nhuận. Có quan điểm cho rằng, rào cản này thực chất cũng là rào cản tính kinh tế nhờ qui mơ [26, tr. 283-289], tuy nhiên cần phải phân biệt tính kinh tế nhờ qui mơ phản ánh cấu trúc kinh tế mà không phản ánh hành vi của doanh nghiệp. Tính kinh tế nhờ qui mơ vẫn là rào cản khi doanh nghiệp khơng hề có chủ ý định giá hạn chế, đơn giản là việc ban hành một mức giá nhất định phù hợp với thị trường và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong khi đó định giá hạn chế là hành vi chủ ý của doanh nghiệp lợi dụng ưu thế về chi phí của mình để tạo rào cản không cho doanh nghiệp khác thâm nhập thị trường. Hơn nữa định giá hạn chế còn dựa trên cơ sở của lợi thế tuyệt đối về chi phí nữa chứ khơng nhất thiết dựa trên tính kinh tế nhờ qui mơ.

Cũng có một số quan điểm cho rằng định giá hạn chế là hành vi lạm dụng quyền lực thị trường, vì với mức giá như vậy các doanh nghiệp khác không thể tham gia cạnh tranh được với doanh nghiệp có quyền lực thị trường, như thế là đủ để đánh giá có hạn chế cạnh tranh. Tuy nhiên chúng tôi khơng cho là vậy bởi điều này chỉ có lợi cho người tiêu dùng và đó là hành vi thể hiện sự kinh doanh đúng đắn và hợp lý của doanh nghiệp.

Sự khác biệt về sản phẩm. Nhiều doanh nghiệp đang hoạt động có

những sản phẩm chiếm được lịng tin và sự trung thành của khách hàng bởi rất nhiều yếu tố như chất lượng, kiểu dáng, nhãn hiệu, mẫu mã, uy tín, thị hiếu tiêu dùng… Lòng tin và sự trung thành của khách hàng đối với những sản phẩm này lớn đến mức để cạnh tranh được, các sản phẩm của doanh nghiệp mới gia nhập thị trường hầu như khơng có cách nào để vượt qua. Sự khác biệt về sản phẩm cũng tạo ra các chi phí đáng kể làm hạn chế việc chuyển sang sử dụng sản phẩm khác của khách hàng khi sự thay đổi này chưa thật sự cần thiết.

Nói tóm lại, các rào cản gia nhập một ngành sản xuất cụ thể rất khác nhau phụ thuộc vào mức độ chặt chẽ hay sự phát triển của thị trường. Các rào cản ước tính với một số ngành sản xuất nhất định trong một nền kinh tế chặt chẽ bao gồm [27, tr. 56]:

Rào cản gia nhập cao Rào cản gia nhập trung bình Rào cản gia nhập thấp

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật kiểm soát hành vi lạm dụng quyền lực thị trường ở Việt Nam (Trang 47 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)