Hành vi lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ, hạn chế phát triển kỹ thuật và công nghệ

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật kiểm soát hành vi lạm dụng quyền lực thị trường ở Việt Nam (Trang 76 - 78)

- Rau và hoa quả đóng hộp Dệt sợi và len

b. Cam kết mua bán hai chiều

2.3.2.10. Hành vi lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ, hạn chế phát triển kỹ thuật và công nghệ

nhất định.

2.3.2.10. Hành vi lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ, hạn chế phát triển kỹ thuật và cơng nghệ công nghệ

Hạn chế phát triển kỹ thuật và công nghệ [13, tr. 140] là hành vi lạm dụng quyền lực thị trường của doanh nghiệp để hạn chế sự phát triển kỹ thuật hoặc xâm phạm các giải pháp kỹ thuật cải tiến kỹ thuật của các doanh nghiệp

có quan hệ kinh doanh với nó nhằm hạn chế khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp này hoặc hạn chế mơi trường cạnh tranh nói chung.

Hạn chế phát triển kỹ thuật và công nghệ đã làm chậm việc phát triển khoa học và công nghệ trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, quá trình hồn thiện sản phẩm để giảm giá thành, đưa ra các sản phẩm mới, gây lãng phí trong việc sử dụng các nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực được đào tạo, gián tiếp gây thiệt hại cho lợi ích của người tiêu dùng và xã hội, kìm hãm sản xuất. Do đó, pháp luật kiểm sốt độc quyền của các nước đều cho rằng đây là hành vi đặc biệt nguy hại cần được xử lý nghiêm khắc mà khơng có bất cứ ngoại lệ nào.

Các doanh nghiệp bị khống chế cũng chống lại hành vi khống chế một cách mạnh mẽ vì nó đã thủ tiêu một trong những động lực quan trọng nhất để cạnh tranh. Bởi vậy các doanh nghiệp độc quyền chỉ có thể hạn chế các doanh nghiệp này dưới hình thức hợp đồng Lixăng và hợp đồng cung ứng đầu vào mà nhà cung ứng đầu vào có quyền lực thị trường tuyệt đối.. Như vậy, khác với hình thức hạn chế cạnh tranh khác đều tác động tới giá cả và sản lượng hiện tại, hạn chế phát triển kỹ thuật và công nghệ nhằm vào việc hạn chế sự phát triển trong tương lai của kỹ thuật, công nghệ đối với khách hàng nhận chuyển giao công nghệ hoặc mua sản phẩm độc quyền.

Đăng ký Patent nhằm hạn chế cạnh tranh [13, tr. 142] là hành vi phổ biến ở các nước có nền kinh tế thị trường, đặc biệt là ở những quốc gia chưa có pháp luật về chống hạn chế cạnh tranh. Theo con số điều tra của Uỷ ban kinh tế xã hội Châu Á - Thái Bình Dương 1997 thì hơn 80% Patent được cấp ở những nước đang phát triển là cấp cho người nước ngồi, trong đó 90% khơng được sử dụng để sản xuất tại nước đó. Có thể nói đây là hành vi gây lãng phí rất lớn nguồn lực về khoa học và cơng nghệ, làm chậm lại q trình ứng dụng và phát triển sản phẩm, bóp méo cạnh tranh giữa các doanh nghiệp.

Nhiều quốc gia còn coi hành vi sử dụng nhiều nhãn hiệu cho cùng một sản phẩm là hành vi lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ vì nó đã phân đoạn thị

trường thành nhiều khúc khác nhau qua đó làm cho khách hàng nhầm tưởng có sự khác biệt của hàng hóa để chấp nhận những mức giá khác nhau hoặc tạo ra các rào cản cho việc thâm nhập thị trường của những doanh nghiệp khác. Ví dụ trong vụ Centrafarm B.V chống lại công ty American Home Product (AHP) [27]. Centrafarm khiếu nại rằng, với tư cách là nhà nhập khẩu song song, nó có quyền bán khơng cần ủy quyền sản phẩm mang tên “Seresta”, một loại thuốc viên có nguồn gốc của AHP và đồng thời chào bán sản phẩm này tại Anh với cái tên “Serenid D”. Tòa án cho rằng hành động này làm hạn chế thương mại trong EU và việc sử dụng nhãn hiệu khác nhau cho cùng một sản phẩm chỉ nhằm mục đích phân đoạn thị trường và để duy trì mức giá cao giả tạo.

Nói tóm lại, quyền sở hữu trí tuệ là một quyền quan trọng trong nền kinh tế thị trường, nó tạo ra động lực để mọi người sáng tạo do vậy bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là rất cần thiết. Để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, biện pháp thơng thường nhất là cho người sở hữu được độc quyền đối với sản phẩm sở hữu trí tuệ của họ trong một thời gian nhất định. Quyền độc quyền có nội dung rất rộng với mục đích để người có quyền khai thác tối đa lợi ích từ sản phẩm sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên điều này đồng nghĩa với việc ln có sự lạm dụng từ phía những người có quyền, họ tìm mọi cách để mở rộng quyền vượt khỏi phạm vi đã được giới hạn bởi nhà nước. Chỉ như vậy, lợi ích mà họ đạt được sẽ lớn hơn rất nhiều. Nhưng ngược lại, họ đã làm ảnh hưởng tới cạnh tranh, làm ảnh hưởng tới lợi ích người tiêu dùng và hạn chế cạnh tranh. Vì lẽ đó cần phải có sự quan tâm đặc biệt đến việc xây dựng nội dung quyền độc quyền cho phù hợp, tránh việc lạm dụng từ phía người có quyền. Đồng thời cần giám sát chặt chẽ quá trình sử dụng quyền độc quyền của chủ thể, sao cho việc sử dụng luôn đảm bảo mối tương quan giữa lợi ích cá nhân và lợi ích cộng đồng.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật kiểm soát hành vi lạm dụng quyền lực thị trường ở Việt Nam (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)