I. Khái quát về chính quyền địa phƣơng
1. Khái niệm, đặc điểm chung của chính quyền địa phƣơng
a. Khái niệm chính quyền địa phương
Ở nước ta, Điều 111, Hiến pháp năm 2013 quy định:
"1. Chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và UBND được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do luật định".
Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) đã xác định, chính quyền địa phương ở nông thôn gồm chính quyền địa phương ở tỉnh, huyện, xã. Chính quyền địa phương ở đô thị gồm chính quyền địa phương ở thành phố trực thuộc Trung ương, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, phường, thị trấn.
Xét một cách tổng quát, chính quyền địa phương có hai chức năng cơ bản sau:
Thứ nhất, chức năng thực hiện quyền hành pháp ở địa phương, quản lý dân cư trong lãnh thổ.
Là trung tâm tổ chức việc thực hiện pháp luật và các quyết định hành chính của các cơ quan nhà nước cấp trên tại địa bàn quản lý của mình, chính quyền địa phương, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao, sử dụng quyền lực nhà nước để quản lý toàn diện (hoặc gần như toàn diện, trừ những mặt không được phân cấp, phân quyền) các quá trình xã hội diễn ra trên địa bàn lãnh thổ. Quyền lực nhà nước mà chính quyền địa phương có được để thực thi không phải là quyền đương nhiên có, mà là quyền Hiến pháp, pháp luật trao cho, thông qua các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, phương thức hoạt động của
chính quyền địa phương. Nhà nước bảo đảm các phương tiện, nguồn lực, trong đó có ngân sách để chính quyền địa phương thực hiện chức năng này. Chính quyền địa phương thực hiện quyền hành pháp theo các hướng:
- Thi hành Hiến pháp và pháp luật tại địa phương và thực hiện quyết định của các cơ quan nhà nước cấp trên;
- Quyết định các chủ trương, biện pháp b ng việc ra nghị quyết để giải quyết các vấn đề của địa phương theo thẩm quyền;
- Kiểm tra, giám sát hoạt động thi hành pháp luật và quyết định của chính quyền địa phương đối với tất cả các cơ quan, tổ chức, công dân trên lãnh thổ hành chính.
Thứ hai, chức năng đại diện cộng đồng, thay mặt cho cộng đồng dân cư tại địa phương, thể hiện tính chất dân chủ của nhà nước, bảo đảm quyền lợi của địa phương trong mối quan hệ với quyền lợi quốc gia, quyền lợi của các địa phương khác.
Đại diện cho cộng đồng dân cư địa phương, chính quyền địa phương phản ánh với cơ quan cấp trên về nguyện vọng, mong muốn, nhu cầu chính đáng của địa phương; phản ảnh về những đặc điểm, đặc thù của địa phương; tham gia vào quá trình hoạch định chính sách của cấp trên để bảo đảm cho chính sách phù hợp với tình hình, hoàn cảnh thực tế của địa phương.
Quyền được quyết định của chính quyền địa phương là quyền tự mình đề ra và thực hiện chính sách cho riêng địa phương theo quy định của Hiến pháp, luật. Ở đây, thể hiện rõ tính chất dân chủ của Nhà nước qua việc trao quyền cho chính quyền địa phương được chủ động tự quyết và tự chịu trách nhiệm về các vấn đề thuộc thẩm quyền của chính quyền địa phương.
Về mặt hình thức, quyền tự quyết định của chính quyền địa phương được quy định trong Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, nguồn lực để thực hiện quyền tự quyết này không chỉ từ trung ương bảo đảm mà địa phương phải tự bảo đảm b ng tài sản, ngân sách riêng và nguồn nhân lực.
Từ sự luận giải trên, cho thấy "Chính quyền địa phương là những thiết chế quyền lực nhà nước hay quyền lực của cộng đồng lãnh thổ ở địa phương, tùy
theo quy định của m i quốc gia"17
. Những thiết chế này được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật với chức năng cơ bản là tổ chức thực hiện Hiến pháp, pháp luật, các quyết định của chính quyền trung ương cũng như giải quyết các vấn đề của địa phương phù hợp với pháp luật và ý nguyện của cư dân ở địa phương18
.
Tóm lại, "chính quyền địa phương là những thiết chế nhà nước, hay thiết chế tự quản của cộng đồng lãnh thổ địa phương, có tư cách pháp nhân quyền lực công, được thành lập một cách hợp hiến và hợp pháp, để quản lý, điều hành mọi mặt đời sống nhà nước, xã hội trên một đơn vị hành chính-lãnh thổ của một quốc gia, trong giới hạn thẩm quyền, thủ tục, cách thức nhất định do pháp luật quy định"19
.
Cần phân biệt thuật ngữ "chính quyền địa phương" với thuật ngữ "cấp chính quyền địa phương". Theo Hiến pháp năm 2013, "Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân". Như vậy, "chính quyền địa phương" là thuật ngữ rộng hơn so với thuật ngữ "cấp chính quyền địa phương". Hiện nay, ở nước ta, ở những đơn vị hành chính có cấp chính quyền địa phương thì chính quyền địa phương gồm HĐND, UBND; đồng thời, ở những đơn vị hành chính không có cấp chính quyền địa phương thì chính quyền địa phương là UBND20
.
b. Đặc điểm chung của chính quyền địa phương 21
Với tính chất, chức năng trên chính quyền địa phương có các đặc điểm: - Có một đơn vị hành chính - lãnh thổ xác định b ng đường địa giới hành chính (nếu đó là cấu trúc nhà nước đơn nhất), hoặc có biên giới nội địa (nếu có và nếu đó là cấu trúc nhà nước liên bang);
- Có dân cư nhất định trên địa bàn hành chính - lãnh thổ xác định;
17 GS.TS. Phạm Hồng Thái, Hiến pháp năm 2013 về chính quyền địa phương và việc ban hành luật tổ chức chính quyền địa phương, Tạp chí Tổ chức nhà nước, số tháng 01/2015, trang 05. chính quyền địa phương, Tạp chí Tổ chức nhà nước, số tháng 01/2015, trang 05.
18
Học viện Hành chính Quốc gia, Pháp luật về tổ chức và hoạt động chính quyền địa phương, Sách chuyên khảo dùng cho đào tạo thạc sĩ, Nxb. Bách khoa, Hà nội, H.2021, trang 20 - 25.
19 GS.TS. Phạm Hồng Thái, Hiến pháp năm 2013 về chính quyền địa phương và việc ban hành luật tổ chức chính quyền địa phương, Tạp chí Tổ chức nhà nước, số tháng 01/2015, trang 05. chính quyền địa phương, Tạp chí Tổ chức nhà nước, số tháng 01/2015, trang 05.
20
Ví dụ, phường ở Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Đà Nẵng.