Tham gia quyết nghị thông qua nghị quyết

Một phần của tài liệu 3. TL bồi dưỡng ĐB HĐND cấp huyện, cấp xã (Trang 149 - 153)

II. Một số kỹ năng của đại biểu Hội đồng nhân dân trong tham gia xây dựng, ban hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã

5. Tham gia quyết nghị thông qua nghị quyết

Thông qua quyết nghị là giai đoạn cuối cùng của quy trình ban hành nghị quyết của HĐND nhưng cũng là một giai đoạn quan trọng, quyết định việc nghị quyết có được ban hành hay không. Sự tham gia của các đại biểu HĐND ở giai đoạn này rất quan trọng, không chỉ khẳng định nhận thức của đại biểu mà còn thể hiện bản lĩnh của người đại biểu.

Trình tự xem xét, thảo luận dự thảo nghị quyết của HĐND và thông qua trên kỳ họp toàn thể Hội đồng được thực hiện theo các bước chủ yếu sau đây:

- Bước 1: Người đại diện cơ quan trình bày dự thảo nghị quyết; - Bước 2: Trưởng Ban của HĐND trình bày báo cáo thẩm tra;

- Bước 3: Người trình bày có thể trình bày bổ sung, giải trình những vấn đề có liên quan mà HĐND quan tâm;

- Bước 4: Các đại biểu HĐND thảo luận và đi tới thống nhất thông qua nội dung dự thảo nghị quyết hoặc yêu cầu bổ sung, điều chỉnh.

Để tham gia vào quá trình lựa chọn phương án cho dự thảo nghị quyết, đại biểu HĐND phải nắm được các kỹ năng tư duy, phân tích dự thảo và kỹ năng thảo luận tại nghị trường.

Để việc thảo luận của các đại biểu HĐND đạt hiệu quả cao, các đại biểu cần quan tâm để nắm vững mục tiêu, nội dung vấn đề cần đưa ra thảo luận. Mục tiêu đặt ra khi thảo luận là xem xét vấn đề thảo luận ở nhiều khía cạnh khác nhau, đưa ra những ý kiến, những luận điểm khác nhau để cùng phân tích, đánh giá những vấn đề và cách thức giải quyết vấn đề đối với những vấn đề dự kiến đưa vào nghị quyết.

Để các nghị quyết của HĐND thực sự phản ánh ý chí, nguyện vọng của người dân, các đại biểu HĐND trước khi quyết định có ủng hộ nghị quyết hay không phải cân nhắc kỹ những tác động của nghị quyết tới người dân trên địa bàn.

CÂU HỎI THẢO LUẬN58

1. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân là gì? Nghị quyết của Hội đồng nhân dân có những loại nào và đặc điểm của m i loại?

2. Các yêu cầu đặt ra đối với nghị quyết của HĐND? Cần làm gì để các nghị quyết của HĐND cấp huyện, cấp xã đáp ứng được các yêu cầu này?

3. Phân tích vai trò của đại biểu HĐND trong các bước ban hành Nghị quyết của HĐND. Liên hệ thực tế cá nhân đại biểu HĐND.

4. Giải pháp tăng cường chất lượng tham gia của đại biểu HĐND vào việc ban hành nghị quyết của HĐND? Liên hệ thực tế nơi cá nhân đại biểu HĐND công tác.

58 Giảng viên có thể đưa ra những câu hỏi/tình huống khác để thảo luận, trao đổi phù hợp với thực tế của địa phương, nhu cầu học viên và điều kiện lớp học. phương, nhu cầu học viên và điều kiện lớp học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO DÀNH CHO HỌC VIÊN59

1. Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019).

2. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020).

3. Quy chế hoạt động của HĐND nơi cá nhân đại biểu HĐND công tác. 4. Ban Công tác đại biểu (2021): Kiến thức và kỹ năng cơ bản dành cho đại biểu Hội đồng nhân dân, Hà Nội, 2021.

5. Lương Trọng Thành/Nguyễn Thị Thanh Nhàn/Nguyễn Thị Nguyệt (2017): Kiến thức và kỹ năng cơ bản dành cho đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã.

59

Giảng viên cập nhật, giới thiệu thêm những tài liệu tham khảo khác cho học viên, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và khả năng tìm kiếm tài liệu của học viên.

Chuyên đề 14

KỸ NĂNG THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN

Một phần của tài liệu 3. TL bồi dưỡng ĐB HĐND cấp huyện, cấp xã (Trang 149 - 153)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)