II. Một số kỹ năng của đại biểu Hội đồng nhân dân trong tham gia xây dựng, ban hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã
1. Tham gia xác định mục tiêu của dự thảo nghị quyết
Tham gia thường được hiểu là góp phần hoạt động của mình vào một hoạt động chung nào đó. Sự tham gia của đại biểu HĐND là việc đại biểu HĐND can dự vào quá trình đề xuất cũng như xem xét, đánh giá dự thảo nghị quyết của HĐND. Đây có thể xem là một trong những nội dung quan trọng nhất trong hoạt động của đại biểu HĐND. Việc tham gia tích cực của đại biểu HĐND góp phần bảo đảm cho nội dung các nghị quyết của HĐND phản ánh được chính xác quyền lợi của cử tri - những người đã tín nhiệm bầu ra đại biểu HĐND và gửi gắm niềm tin của mình vào hoạt động của đại biểu. Sự tham gia của đại biểu HĐND vào việc ban hành nghị quyết của HĐND góp phần nâng cao chất lượng
của nghị quyết, giúp cho nghị quyết đi đúng hướng, giải quyết được các vấn đề diễn ra trên địa bàn.
Đại biểu HĐND có thể tham gia vào bất cứ giai đoạn nào trong quy trình ban hành nghị quyết của HĐND, cụ thể họ có thể tham gia vào quá trình hình thành ý tưởng, thiết lập nên chương trình xây dựng nghị quyết của HĐND hàng năm cũng như toàn khóa của hội đồng; tham gia vào quá trình xem xét, đánh giá nội dung và hình thức của dự thảo nghị quyết trước khi trình ra Hội đồng; tham gia vào quá trình thông qua nghị quyết của Hội đồng.
Sự tham gia của đại biểu vào việc xây dựng và ban hành nghị quyết trước hết là sự tham gia của họ vào quá trình sáng kiến nghị quyết, tham gia vào việc hình thành chương trình xây dựng nghị quyết. Chương trình xây dựng nghị quyết của HĐND nói chung và HĐND cấp huyện, cấp xã nói riêng có thể được thực hiện theo từng năm hoặc cho toàn khóa của Hội đồng.
Một trong những nhiệm vụ và chức năng quan trọng của nghị quyết của HĐND, đặc biệt là các nghị quyết chứa quy phạm pháp luật, là giải quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của HĐND trên địa bàn. M i nghị quyết như vậy đều có một mục tiêu nhất định, hướng vào giải quyết một hay một số vấn đề bức xúc trên địa bàn. Vì thế, vấn đề xã hội là nguồn gốc để hình thành nghị quyết. Các nghị quyết của HĐND đều chứa đựng cách thức giải quyết những vấn đề nhất định diễn ra trên địa bàn, vì vậy, lựa chọn chính xác vấn đề cần giải quyết để đưa vào nghị trình ban hành nghị quyết của HĐND có ý nghĩa đặc biệt quan trộng và sự tham gia của đại biểu HĐND vào việc xác định các vấn đề để đưa vào chương trình ban hành nghị quyết là hết sức cần thiết.
Đại biểu HĐND cần phát huy vai trò và chức năng thiết lập nghị trình ban hành nghị quyết. Việc thực hiện tốt điều này vừa thể hiện tính trách nhiệm và tính đáp ứng của đại biểu HĐND trước cử tri và nhân dân, vừa góp phần thúc đẩy tính đáp ứng và tính trách nhiệm của HĐND và bộ máy chính quyền nói chung.
Để có thể tham gia vào việc xác định những nội dung vấn đề cần thiết phải ban hành nghị quyết của HĐND để giải quyết, các đại biểu HĐND phải xác định
được vấn đề xã hội và biết cách lựa chọn vấn đề xã hội nào cần thiết để đưa vào chương trình ban hành nghị quyết để giải quyết.
Một vấn đề xã hội có thể được nhận biết qua thực tiễn quản lý các mặt của đời sống xã hội trên địa bàn; cũng có thể được phát hiện qua các phương tiện thông tin đại chúng hay các nghiên cứu chính sách. Chính vì vậy, đại biểu HĐND phải chủ động trong việc tìm hiểu, nghiên cứu các mặt của đời sống xã hội trên địa bàn, tích cực tiếp xúc cử tri để lắng nghe ý kiến của họ để thấy được những vấn đề bức xúc cần giải quyết. Có như vậy, nội dung của các nghị quyết của mới mang “hơi thở của cuộc sống hiện thực”, mới đi vào giải quyết được các vấn đề cụ thể, bức xúc của người dân và xã hội trên địa bàn và qua đó mới tạo nên niềm tin của người dân đối với chính quyền nói chung và với đại biểu HĐND nói riêng.
Trong xã hội hiện đại, thường xuất hiện nhiều vấn đề xã hội cùng lúc, vấn đề xã hội này xuất hiện kế tiếp vấn đề xã hội khác. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan, không phải tất cả các vấn đề xã hội đều được giải quyết, tức là không phải vấn đề nào cũng có thể được HĐND dự kiến đưa vào nghị quyết. Chỉ những vấn đề xã hội mà HĐND thấy cần thiết và có thể thực hiện được mới n m trong nghị trình ban hành nghị quyết. Như vậy, điểm cốt yếu ở bước này là làm thế nào để xác định “đúng” và “trúng” vấn đề xã hội cần giải quyết b ng nghị quyết. Điều đó có nghĩa là các đại biểu HĐND phải xác định được chính xác các vấn đề bức xúc trên địa bàn, cần thiết phải ban hành nghị quyết để giải quyết để có thể đưa ra đề xuất hoặc đánh giá các đề xuất ban hành nghị quyết của các cá nhân, cơ quan khác có thẩm quyền, hạn chế được tình trạng có những vấn đề xã hội bức xúc nhưng lại chậm trễ trong việc đưa vào nghị trình ban hành, hoặc có những vấn đề xã hội chưa thật sự bức thiết nhưng lại được ưu tiên đưa vào nghị trình ban hành nghị quyết. Nội dung thảo luận cần tập trung vào những vấn đề “nóng”, được nhiều người quan tâm hay trực tiếp liên quan tới đời sống của người dân trên địa bàn.
Thực tiễn cho thấy, một số vấn đề gắn liền với nhu cầu, yêu cầu bức thiết của xã hội cũng như liên quan đến lợi ích và cuộc sống của người dân chậm
được đưa vào nghị trình ban hành nghị quyết của HĐND. Do đó, để thực hiện tốt vai trò tham gia thiết lập nghị trình ban hành nghị quyết, đại biểu HĐND cần: (i) tăng cường nắm bắt tình hình thực tế của địa phương; tăng cường tương tác và tiếp xúc với cử tri nh m nắm bắt kịp thời và đầy đủ tâm tư, nguyện vọng cũng như những phản ánh của cử tri; (ii) đại biểu HĐND, Văn phòng HĐND và UBND cần có cơ chế để tổng hợp, tiếp nhận và xử lý thông tin do báo chí phản ánh; (iii) đại biểu HĐND cần chủ động hơn nữa trong hoạt động nêu sáng kiến ban hành nghị quyết; (iv) tăng cường tương tác và tiếp xúc với giới chuyên gia và đội ngũ trí thức để lắng nghe các ý kiến, kiến nghị của họ về các vấn đề xã hội bức xúc cần quan tâm giải quyết.