II. Một số kỹ năng của đại biểu Hội đồng nhân dân trong tham gia xây dựng, ban hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã
55 Xem Ban Công tác đại biểu Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Kiến thức và kỹ năng cơ bản dành cho đại biểu HĐND Hà Nội, 2021, trang 176-177.
HĐND. Hà Nội, 2021, trang 176-177.
nước phải thống nhất với chủ trương của Đảng. Như vậy, một trong những căn cứ quan trọng nhất để hoạch định phương án chính sách là định hướng đường lối của Đảng trong từng giai đoạn cụ thể.
- Tính khả thi: một giải pháp chính sách chỉ tốt khi nó có thể thực hiện được (khả thi). Muốn đánh giá một giải pháp chính sách có khả thi hay không cần xem xét các yếu tố liên quan tới môi trường thực thi chính sách và xây dựng các kịch bản một cách khoa học, phù hợp với các đặc điểm của môi trường đó.
- Đơn giản về mặt quản lý: một giải pháp chính sách chỉ mang lại hiệu quả thực tế khi nó được mang ra áp dụng. Kết quả của việc áp dụng một phương án chính sách không chỉ phụ thuộc vào tính đúng đắn về mục tiêu của giải pháp và phương tiện (tài chính, con người,...) để thực hiện giải pháp mà còn phụ thuộc vào khả năng quản lý việc thực thi giải pháp đó. Một phương án tốt nhưng thực thi không tốt sẽ không mang lại được hiệu quả mong muốn. Vì vậy, khi lựa chọn phương án chính sách cần lưu ý xác định tính khả thi về mặt quản lý.
- Hiệu quả: tính hiệu quả của một phương án được xem xét trong mối tương quan giữa kết quả đạt được so với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Tiêu chí này đòi hỏi, khi hai phương án chính sách cùng có thể đạt mục tiêu như nhau thì cần phân tích để lựa chọn ra được phương án dễ dàng thực hiện và chi phí thực hiện thấp hơn.
- Công b ng: một trong những chức năng chủ yếu của nhà nước là đảm bảo sự công b ng tương đối trong xã hội. Chỉ khi nào mức độ công b ng xã hội được đảm bảo thì xã hội mới có thể phát triển ổn định. Các giải pháp chính sách nếu không giúp cho việc giảm nhẹ, tiến tới loại trừ bất bình đẳng trong xã hội thì ít nhất cũng không được làm gia tăng khoảng cách bất bình đẳng đó.
- Hợp pháp: các giải pháp chính sách bên cạnh việc không được đi ngược lại chủ trương, định hướng của đảng cầm quyền trong m i giai đoạn còn không được trái với các quy định pháp luật hiện hành, nhất là không được mâu thuẫn với Hiến pháp vì bản thân hoạt động của nhà nước không được vượt ra ngoài khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Để đảm bảo các giải pháp đưa ra trong dự thảo nghị quyết đáp ứng tốt nhất các đòi hỏi nêu trên, phản ánh đúng nguyện vọng của người dân cũng như của cơ quan đề xuất dự thảo, cần tạo điều kiện để các đại biểu Hội đồng tham gia vào quá trình lựa chọn, đánh giá chính sách trong các giải pháp này.
Cơ quan đề nghị xây dựng nghị quyết có trách nhiệm lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách trong đề nghị xây dựng nghị quyết và các cơ quan, tổ chức có liên quan; nêu những vấn đề cần xin ý kiến phù hợp với từng đối tượng lấy ý kiến và xác định cụ thể địa chỉ tiếp nhận ý kiến; đăng tải toàn văn hồ sơ đề nghị xây dựng nghị quyết trên cổng thông tin điện tử để các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia ý kiến.
Ngoài việc đăng tải để lấy ý kiến theo quy định tại khoản này, việc lấy ý kiến có thể b ng hình thức lấy ý kiến trực tiếp, gửi dự thảo đề nghị góp ý kiến, tổ chức hội thảo hoặc thông qua phương tiện thông tin đại chúng để các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia ý kiến.
Khi lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của dự thảo nghị quyết thì cơ quan lấy ý kiến có trách nhiệm xác định những vấn đề cần lấy ý kiến và bảo đảm ít nhất là 10 ngày kể từ ngày tổ chức lấy ý kiến để các đối tượng được lấy ý kiến góp ý kiến vào dự thảo nghị quyết. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan đề nghị xây dựng nghị quyết tổ chức đối thoại trực tiếp về chính sách với các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của dự thảo nghị quyết.