I. Khái quát về chính quyền địa phƣơng
2. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phƣơng
a. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội b ng pháp luật; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ
Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội b ng pháp luật là một trong những nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung và của chính quyền địa phương nói riêng. Nguyên tắc này đòi hỏi việc tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền địa phương phải dựa trên cơ sở các quy định của Hiến pháp và pháp luật.
Trên cơ sở các quy định chung của trung ương, căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của địa phương, chính quyền các cấp ở địa phương sẽ phải đưa ra những giải pháp nh m triển khai thực hiện pháp luật trên địa bàn địa phương. Mọi hoạt động này đều phải đảm bảo sự tuân thủ đúng các quy định về thẩm quyền, thủ tục, nội dung điều chỉnh của pháp luật.
Nguyên tắc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội b ng pháp luật đòi hỏi m i cán bộ, công chức trong bộ máy chính quyền địa phương cần nắm rõ các quy định của pháp luật và tổ chức thi hành các quy định đó vào thực tiễn. Trong bối cảnh đẩy mạnh phân quyền, phân cấp giữa trung ương và địa phương hiện nay, thẩm quyền, trách nhiệm của chính quyền địa phương ngày càng được khẳng định. Mặt khác, chính quyền địa phương phải phát huy được tính chủ động, sáng tạo trong phạm vi đã phân quyền, phân cấp và chịu trách nhiệm về những nhiệm vụ được giao.
Tập trung dân chủ là một nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động bộ máy nhà nước nói chung và chính quyền địa phương nói riêng, là hai mặt của
một thể thống nhất kết hợp hài hòa với nhau. Nếu thiên về tập trung mà không chú trọng đến dân chủ sẽ dẫn đến tập trung quan liêu, độc đoán trái với bản chất của Nhà nước ta. Ngược lại, nếu thiên về dân chủ mà coi nhẹ tập trung sẽ dẫn đến dân chủ vô tổ chức, làm cho hoạt động của bộ máy nhà nước kém hiệu quả.
Nguyên tắc này đòi hỏi, trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung và chính quyền địa phương nói riêng, một mặt phải bảo đảm sự chỉ đạo, lãnh đạo tập trung, thống nhất của trung ương với địa phương, của cấp trên với cấp dưới và mặt khác phải mở rộng dân chủ, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của địa phương và cấp dưới; phải coi trọng vai trò của tập thể nhưng mặt khác phải đề cao vai trò, trách nhiệm cá nhân của người lãnh đạo; phát huy tính năng động, sáng tạo của cấp dưới nhưng luôn phải đảm bảo sự chỉ đạo tập trung thống nhất của cấp trên.
b. Nguyên tắc hiện đại, minh bạch, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân
Đảm bảo yêu cầu hiện đại, minh bạch trong hoạt động quản lý của các cơ quan nhà nước nói chung và chính quyền địa phương nói riêng trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay là một trong những nguyên tắc cơ bản đặt ra. Nguyên tắc hiện đại, minh bạch đòi hỏi chính quyền địa phương cần đảm bảo tính chuyên nghiệp ngay trong hoạt động của m i cán bộ, công chức, trong hoạt động quản lý trên các lĩnh vực tại địa phương. Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước. Xây dựng, tổ chức thực hiện hệ thống thủ tục hành chính minh bạch, thiết thực, hiệu quả, dễ tiếp cận và thực hiện; giảm hội họp và giấy tờ hành chính trong quá trình hoạt động. Tăng cường thực hiện dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3 và 4 (những mức độ cao nhất). Hoàn thiện các cơ sở dữ liệu chuyên ngành quốc gia, xác định cụ thể mô hình và các bước, nguồn lực để xây dựng chính phủ điện tử đồng bộ. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện công khai, minh bạch các chính sách, pháp luật và quy định hành chính với người dân, tổ chức, doanh nghiệp, tạo điều kiện nhanh nhất trong việc
giải quyết các công việc của dân, tránh các biểu hiện sách nhiễu, phiền hà và tham nhũng.
Bên cạnh đó, hoạt động của chính quyền địa phương luôn gắn liền với thực tiễn ở m i địa phương, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân ở địa phương. Chính vì vậy, chính quyền địa phương phải luôn đảm bảo nguyên tắc phục vụ nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân.
Mọi cơ quan nhà nước, mọi cán bộ, công chức, viên chức trong hoạt động của mình phải đứng trên lợi ích của nhân dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng yêu cầu, việc gì có lợi cho dân, dù khó đến mấy cũng phải làm, việc gì có hại cho dân, dù nhỏ đến mấy cũng phải tránh.
Nhân dân thể hiện vai trò giám sát đối với các cơ quan nhà nước nói chung và chính quyền địa phương nói riêng thông qua việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của mình, thông qua các đại biểu trong cơ quan quyền lực nhà nước ở trung ương hoặc địa phương, qua hoạt động đóng góp ý kiến xây dựng, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, góp ý kiến xây dựng Hiến pháp và pháp luật…
Nhân dân cũng thực hiện quyền giám sát đối với chính quyền địa phương thông qua các tổ chức đoàn thể mà nhân dân là thành viên như thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân Việt Nam…
Để thực hiện quyền giám sát của nhân dân, cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước, viên chức cần đảm bảo yêu cầu công khai, minh bạch trong hoạt động quản lý, tạo điều kiện thuận lợi để cơ chế giám sát được thực thi.
c. Nguyên tắc Hội đồng nhân dân làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số
Đây là nguyên tắc cơ bản thể hiện chế độ làm việc của HĐND. Mọi quyết định của HĐND đều được bàn bạc tập thể và quyết định theo đa số với quá nửa tổng số đại biểu HĐND, trừ trường hợp biểu quyết bãi nhiệm đại biểu HĐND thì
cần có tỉ lệ phiếu đồng ý tối thiểu là hai phần ba tổng số đại biểu HĐND. Phương thức biểu quyết có thể là biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín.
Hoạt động của HĐND chủ yếu thông qua các kỳ họp của HĐND. Qua các kỳ họp này, các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của HĐND được triển khai. Hiệu quả của các kỳ họp sẽ quyết định đến hiệu quả hoạt động của HĐND. Như vậy, HĐND là cơ quan hoạt động theo chế độ hội nghị, các quyết sách quan trọng được thông qua tại hội nghị với ý kiến biểu quyết đa số.
Với chế độ làm việc hội nghị, các đại biểu HĐND bình đẳng với nhau với tư cách thành viên của cơ quan đại diện của nhân dân ở địa phương. Sự bình đẳng của các đại biểu HĐND được thể hiện qua việc các đại biểu bình đẳng trong việc phát biểu ý kiến, đóng góp ý kiến và chất vấn tại các kì họp của HĐND, các phiên họp của các Ban của HĐND, trong việc tham gia biểu quyết, (trong đó các đại biểu có thể biểu quyết tán thành, không tán thành hoặc không biểu quyết). Hơn nữa, các đại biểu phải biểu quyết trực tiếp, không được biểu quyết thay cho đại biểu khác.
d. Nguyên tắc Ủy ban nhân dân hoạt động theo chế độ tập thể kết hợp với trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
UBND làm việc theo chế độ tập thể UBND, điều này thể hiện trách nhiệm tập thể của một cơ quan của cơ quan hành chính địa phương trước HĐND và chính quyền nhà nước cấp trên. Các quyết định thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của UBND sẽ được thông qua tại các phiên họp của UBND với đa số đồng ý, tuy nhiên, Chủ tịch UBND với tư cách là người đứng đầu UBND cũng chịu trách nhiệm cá nhân về tổ chức và hoạt động của UBND. Chính vì vậy, nguyên tắc hoạt động của UBND thực hiện theo chế độ tập thể UBND kết hợp với trách nhiệm của Chủ tịch UBND.
Trách nhiệm tập thể UBND đòi hỏi m i thành viên UBND phải có trách nhiệm đối với các quyết định của mình khi biểu quyết, đồng thời, khi đa số thành viên UBND đã biểu quyết về một nội dung thì vấn đề này sẽ là quyết định thống nhất của cả tập thể, mọi thành viên UBND phải chịu trách nhiệm chung về quyết định cuối cùng sau khi đã thống nhất.
Để thực hiện đầy đủ về trách nhiệm tập thể của UBND trước HĐND và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên rất cần phải có những quy định đồng bộ và thống nhất để đưa quy định vào thực tiễn, nhất là những quy định về chế tài đối với trách nhiệm tập thể. Thực hiện không tốt, có thể dẫn đến hiện tượng đùn đẩy, né tránh. Vì vậy, quy định về trách nhiệm tập thể cần rõ, cụ thể và có tính khả thi.
Bên cạnh trách nhiệm tập thể UBND là trách nhiệm cá nhân người đứng đầu. Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) quy định Chủ tịch UBND chịu trách nhiệm cá nhân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cùng với tập thể UBND chịu trách nhiệm về hoạt động của UBND trước HĐND cùng cấp và trước cơ quan nhà nước cấp trên. Phó Chủ tịch và các thành viên khác của UBND chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND. M i thành viên của UBND chịu trách nhiệm cá nhân về phần công tác của mình trước HĐND, UBND cùng cấp và cùng với các thành viên khác chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của UBND trước HĐND cấp mình và trước cơ quan nhà nước cấp trên.
Sự kết hợp giữa phương thức làm việc theo chế độ tập thể UBND với trách nhiệm cá nhân người đứng đầu UBND nh m phát huy trí tuệ tập thể thành viên UBND khi triển khai thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của UBND, đồng thời cũng khẳng định trách nhiệm người đứng đầu UBND khi quyết định các vấn đề quan trọng trong tổ chức, hoạt động của cơ quan.