Phƣơng thức hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã

Một phần của tài liệu 3. TL bồi dưỡng ĐB HĐND cấp huyện, cấp xã (Trang 63 - 66)

III. Nhiệm vụ, quyền hạn, phƣơng thức hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã

3. Phƣơng thức hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã

Hoạt động của HĐND cấp huyện, cấp xã được thực hiện bởi hoạt động của tập thể HĐND, Thường trực HĐND, các Ban và đại biểu HĐND. Để thực hiện chức năng quyết định và giám sát, HĐND hoạt động theo các phương thức sau:

a. Kỳ họp Hội đồng nhân dân

Kỳ họp là hình thức hoạt động chủ yếu của HĐND. Đó là Hội nghị gồm các phiên họp của toàn thể đại biểu HĐND để bàn bạc và quyết định những vấn đề của địa phương được nêu ra trong chương trình nghị sự. Theo quy định của pháp luật, HĐND họp m i năm ít nhất 02 kỳ. HĐND họp bất thường khi Thường trực HĐND, Chủ tịch UBND cùng cấp hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu HĐND yêu cầu; ngoài ra HĐND cấp xã còn tổ chức kỳ họp bất thường khi có trên 10 tổng số cử tri của xã, phường, thị trấn theo danh sách cử tri bầu cử đại biểu HĐND cấp xã tại cuộc bầu cử gần nhất yêu cầu.

HĐND họp công khai. Trong trường hợp cần thiết, theo đề nghị của Thường trực HĐND, Chủ tịch UBND cùng cấp hoặc yêu cầu của ít nhất một phần ba tổng số đại biểu HĐND thì HĐND quyết định họp kín.

Kỳ họp HĐND có thể có nhiều nội dung làm việc khác nhau. Kỳ họp đầu năm, HĐND tập trung thảo luận và quyết định kế hoạch và dự toán ngân sách, quyết định chương trình hoạt động trong năm, quyết định các vấn đề thiết thực về kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng,… Trong kỳ họp cuối năm, HĐND nghe và thảo luận báo cáo kiểm điểm công tác của Thường trực HĐND, UBND, Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân (đối với cấp huyện); nghe, thảo luận báo cáo về thực hiện các nhiệm vụ kế hoạch

phát triển kinh tế - xã hội, quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND.

Kết quả của các kỳ họp là HĐND thông qua các quyết định với hình thức nghị quyết. Nghị quyết của HĐND được thông qua khi có quá nửa tổng số đại biểu HĐND tán thành. Riêng nghị quyết về bãi nhiệm đại biểu HĐND được thông qua khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu HĐND biểu quyết tán thành.

b. Hoạt động của các cơ quan của Hội đồng nhân dân

Các cơ quan của HĐND gồm Thường trực HĐND và của các Ban của HĐND. M i một cơ cấu này thực hiện một phần chức năng, nhiệm vụ được quy định chung cho cấp HĐND đó.

(1) Hoạt động của Thường trực HĐND

Thường trực HĐND do HĐND cùng cấp bầu ra, có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

- Triệu tập các kỳ họp của HĐND, phối hợp với UBND trong việc chuẩn bị kỳ họp của HĐND;

- Đôn đốc, kiểm tra UBND và các cơ quan nhà nước khác ở địa phương thực hiện các nghị quyết của HĐND;

- Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật tại địa phương;

- Chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động của các Ban của HĐND; xem xét kết quả giám sát của các Ban của HĐND khi xét thấy cần thiết và báo cáo HĐND tại kỳ họp gần nhất; giữ mối liên hệ với đại biểu HĐND; tổng hợp chất vấn của đại biểu HĐND để báo cáo HĐND; yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân giải trình các vấn đề liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực HĐND tại phiên họp Thường trực HĐND;

- Tổ chức để đại biểu HĐND tiếp công dân theo quy định của pháp luật; đôn đốc, kiểm tra và xem xét tình hình giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân; tổng hợp ý kiến, nguyện vọng của Nhân dân để báo cáo tại kỳ họp HĐND;

- Phê chuẩn danh sách Ủy viên của các Ban của HĐND trong số đại biểu HĐND và việc cho thôi làm Ủy viên của Ban của HĐND theo đề nghị của Trưởng ban của HĐND;

- Trình HĐND lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND bầu theo quy định tại Điều 88 và Điều 89 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019);

- Quyết định việc đưa ra HĐND hoặc đưa ra cử tri bãi nhiệm đại biểu HĐND;

- Báo cáo về hoạt động của HĐND cùng cấp lên HĐND và UBND cấp trên trực tiếp;

- Giữ mối liên hệ và phối hợp công tác với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp; m i năm 02 lần thông báo cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp về hoạt động của HĐND.

Thường trực HĐND làm việc theo nguyên tắc tập thể. M i tháng, Thường trực HĐND họp ít nhất một lần để kiểm điểm việc thực hiện các nghị quyết của HĐND và các quyết định của mình, đề ra nhiệm vụ công tác tháng sau. Thường trực HĐND có thể họp bất thường theo đề nghị của từng thành viên Thường trực HĐND.

(2) Hoạt động của các Ban của HĐND

Các Ban của HĐND là cơ quan được lập ra để giúp HĐND hoạt động. Ban của HĐND được thành lập ở cấp huyện, cấp xã có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

- Tham gia chuẩn bị nội dung kỳ họp của HĐND liên quan đến lĩnh vực phụ trách;

- Thẩm tra dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án liên quan đến lĩnh vực phụ trách do HĐND hoặc Thường trực HĐND phân công;

- Giúp HĐND giám sát hoạt động của Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp; giám sát hoạt động của UBND và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cùng cấp trong lĩnh vực phụ trách; giám sát văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi phụ trách;

- Tổ chức khảo sát tình hình thực hiện các quy định của pháp luật về lĩnh vực phụ trách do HĐND hoặc Thường trực HĐND phân công;

- Báo cáo kết quả hoạt động giám sát với HĐND, Thường trực HĐND; - Ban của HĐND chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước HĐND; trong thời gian HĐND không họp thì báo cáo công tác trước Thường trực HĐND.

Hình thức hoạt động của Ban là phiên họp do Trưởng ban triệu tập. Tại phiên họp, các thành viên thảo luận trước các dự án trình HĐND thông qua hoặc chuẩn bị các đề án trình HĐND, kiểm điểm việc thực hiện chương trình, bàn công tác của thời gian tới. Ngoài ra, Ban còn tổ chức các cuộc kiểm tra, giám sát ở cơ sở, phát hiện những vấn đề để kiến nghị với cơ sở hoặc trình HĐND quyết định. Các kiến nghị của Ban có giá trị bắt buộc các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và các cơ quan hữu quan xem xét và thực hiện. Kết quả phải báo cáo lại cho Ban biết. Thường trực HĐND chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động của các Ban của HĐND. Các Trưởng ban được dự các phiên họp hàng tháng của Thường trực HĐND cùng cấp.

(3) Hoạt động của đại biểu HĐND

Đây cũng là phương thức hoạt động cơ bản của HĐND, thông qua hoạt động của chính các đại biểu HĐND. Hiệu quả hoạt động của đại biểu HĐND sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động chung của HĐND.

Một phần của tài liệu 3. TL bồi dưỡng ĐB HĐND cấp huyện, cấp xã (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)