IV. Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã
1. Vị trí, vai trò của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã
Theo quy định tại khoản 2, Điều 6, Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) thì: “Đại biểu HĐND là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân địa phương, chịu trách nhiệm trước cử tri địa phương và trước HĐND về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu của mình. Đại biểu HĐND bình đẳng trong thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND”.
Như vậy, xét về mặt cơ cấu tổ chức thì đại biểu HĐND không phải là một cơ cấu riêng biệt của HĐND vì HĐND là một cơ quan hoạt động tập thể có hình thức hoạt động chủ yếu là kỳ họp. Ở đó, tất cả các đại biểu đều tham dự, bình
đẳng trong thảo luận và quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND. Có một số đại biểu còn tham gia vào các cơ quan thuộc HĐND như: Thường trực HĐND, các Ban của HĐND. Một số đại biểu khác còn tham gia vào công việc của UBND. Một số hoạt động của đại biểu cùng với tổ đại biểu tại đơn vị bầu cử trực tiếp liên hệ với cử tri, thu thập ý kiến của họ, báo cáo hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Tuy nhiên, cần phải thấy r ng hoạt động của đại biểu HĐND cũng có tính độc lập nhất định. Bởi lẽ, họ là người phải chịu trách nhiệm trước cử tri và chịu trách nhiệm trước cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. Khi làm việc, đại biểu HĐND phải xuất phát từ lợi ích của nhân dân địa phương. Đại biểu HĐND là người thay mặt nhân dân địa phương quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương, thể hiện và phản ánh ý chí, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân vào nghị quyết của HĐND.
Với vị trí, vai trò quan trọng như vậy, đại biểu HĐND phải gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, vận động gia đình, nhân dân thực hiện, đồng thời vận động nhân dân phát huy tính tích cực chính trị và trách nhiệm công dân vào quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội ở địa phương.