III. Kỹ năng lập và thực hiện chƣơng trình công tác cá nhân của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã
1. Lập chƣơng trình công tác cá nhân của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã
cấp huyện, cấp xã
a. Căn cứ lập chương trình công tác
Để xây dựng chương trình công tác cá nhân, đại biểu HĐND cấp huyện, cấp xã nghiên cứu, đánh giá các căn cứ bao gồm cả căn cứ pháp lý và căn cứ thực tiễn nh m xác định đúng các mục tiêu và các hoạt động của chương trình. Các căn cứ để xây dựng chương trình công tác cá nhân đại biểu HĐND bao gồm:
- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn chung: đây là những căn cứ pháp lý giúp việc xây dựng nội dung chương trình, kế hoạch công tác không bị trái thẩm quyền;
- Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong từng thời kỳ; - Định hướng công tác của HĐND;
- Chương trình, kế hoạch công tác được giao hoặc yêu cầu của cơ quan quản lý cấp trên đối với hoạt động của đại biểu HĐND.
- Quy mô, tính chất và yêu cầu thực tiễn công việc: Đặc điểm tình hình chung trên tất cả các lĩnh vực công tác. Trong đó, chú ý tới công tác tồn đọng từ thời gian trước chuyển sang.
- Điều kiện và nguồn lực: kinh phí; phương tiện làm việc; quỹ thời gian; nhân lực (số lượng và trình độ cán bộ) có trong khoảng thời gian thực hiện chương trình, kế hoạch.
b. Quy trình lập chương trình công tác
Quy trình lập chương trình công tác gồm các bước sau:
Bước 1: xem xét khối lượng công việc thuộc thẩm quyền giải quyết
Trong bước này, người đại biểu cần thu thập đầy đủ các thông tin để “nhận dạng” được tình hình thực tế và khối lượng công việc thuộc thẩm quyền giải quyết cũng như mục tiêu cần đạt được đối với từng công việc cần thực hiện. Các thông tin thu thập được cần thỏa mãn các yêu cầu cơ bản như thông tin phải đầy đủ và toàn diện; thông tin phải chính xác; thông tin phản ánh cả về số lượng và chất lượng.
Ngoài ra, người đại biểu cũng cần phân tích các yếu tố tác động tới quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ, xác định các hoạt động cơ bản cần thực hiện dựa trên cơ sở lựa chọn phương án hành động khả thi nhất, nhiều khả năng đem lại hiệu quả cao nhất.
Để thu thập thông tin và xác định khối lượng công việc thuộc thẩm quyền giải quyết, đại biểu HĐND có thể sử dụng các phương pháp cơ bản: điều tra xã hội học; thu thập các tài liệu thứ cấp; phương pháp phân tích, đánh giá thông qua so sánh chéo; phương pháp phân tích SWOT.
Bước 2: xây dựng dự thảo chương trình làm việc
Khi viết dự thảo chương trình làm việc cần đảm bảo thể thức văn bản đúng quy định, các nội dung thông tin đầy đủ. Ngoài phần căn cứ và các phần theo quy định về thể thức, nội dung dự thảo chương trình làm việc có thể được bố cục như sau:
Phần I. Các mục tiêu và nhiệm vụ cần đạt được. Phần này liệt kê các mục tiêu và nhiệm vụ căn bản cần thực hiện của đại biểu HĐND. Nếu cần thiết thì tiến hành phân nhóm nhiệm vụ, công việc dựa trên nội dung hay tiến trình thời gian thực hiện.
Ngoài ra, trong phần này có thể trình bày khái quát những vấn đề được xác định là cơ sở khoa học cho việc xây dựng chương trình, những thuận lợi và khó khăn trong xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện chương trình cũng như mục đích của lập chương trình.
Phần II. Chương trình công tác (nhiệm kỳ, năm, nửa năm, quý, tháng, tuần). Phần này trình bày chi tiết các nhiệm vụ, công việc của đại biểu HĐND và thường được thiết kế dưới dạng bảng để việc trình bày được rõ ràng, khoa học, dễ theo dõi. Trong chương trình công tác thường bao gồm cả nội dung về đối tượng, các bên có liên quan, nguồn lực được sử dụng (nếu có) và thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc.
Phần III. Tổ chức thực hiện. Phần này nhấn mạnh thêm về cơ chế thực hiện chương trình công tác, cơ chế phối hợp nếu có và những điểm cần lưu ý trong quá trình tổ chức thực hiện. Đồng thời, có thể trình bày triển vọng của việc thực hiện chương trình công tác và các đề xuất, kiến nghị.
Bước 3: lấy ý kiến góp ý từ các đối tượng có liên quan (nếu cần)
Các đối tượng có liên quan trong quá trình thực hiện chương trình công tác có vai trò rất quan trọng trong việc góp ý hoàn thiện cho chương trình, tránh được những sai sót chủ quan khi xây dựng dự thảo chương trình, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tổ chức thực hiện chương trình trong tương lai.
Việc lấy ý kiến đóng góp cần được tiến hành khoa học, hợp lý, tránh cách làm hình thức. Trong quá trình lấy ý kiến, lưu ý đến thời gian cần thiết cho bước lấy ý kiến đóng góp, tránh cách làm vội vàng, ảnh hưởng đến chất lượng ý kiến của các đối tượng có liên quan.
Bước 4: tổng hợp các ý kiến đóng góp, sử dụng để hoàn thiện bản chương trình
Sau khi thu nhận đầy đủ ý kiến đóng góp cho chương trình công tác của các bên liên quan, người đại biểu cần thực hiện việc nghiên cứu, đánh giá các nội dung góp ý; trong trường hợp cần thiết, trao đổi lại để thống nhất ý kiến.
Bước 5: hoàn thiện chương trình công tác
Chương trình công tác được xây dựng hoàn chỉnh về nội dung, được trình bày theo đúng các yêu cầu về thể thức.
Khi lập chương trình công tác, lưu ý một số điểm sau:
- Sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên. Thứ tự ưu tiên được xác định dựa trên mức độ quan trọng và mức độ cấp thiết của các công việc cần thực hiện.
- Cần có thời gian cho việc tự kiểm tra, đánh giá kết quả công việc nh m rút kinh nghiệm về việc thực hiện công việc của mình trong thời gian đã bị tiêu hao. Việc kiểm tra, đánh giá phải được thực hiện thường xuyên để tránh lãng phí thời gian của cá nhân.
- Dự kiến các tình huống đột xuất để có thể dự phòng được thời gian cần cho các việc đột xuất đó. Dự kiến trước những khoảng thời gian gián đoạn có thể xảy ra để có những công việc khác thay thế hoặc lấp đầy thời gian đó.