Khoản 1 Điều 133 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) quy định: Dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện do Ủy ban nhân dân cùng cấp trình Căn cứ vào tính

Một phần của tài liệu 3. TL bồi dưỡng ĐB HĐND cấp huyện, cấp xã (Trang 137 - 141)

II. Một số kỹ năng của đại biểu Hội đồng nhân dân trong tham gia xây dựng, ban hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã

49 Khoản 1 Điều 133 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) quy định: Dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện do Ủy ban nhân dân cùng cấp trình Căn cứ vào tính

định: Dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện do Ủy ban nhân dân cùng cấp trình. Căn cứ vào tính chất và nội dung của nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện phân công cơ quan chủ trì

nhiệm gửi dự thảo nghị quyết đến Ban của Hội đồng nhân dân được phân công thẩm tra.

Hồ sơ trình để thẩm tra bao gồm:

i) Tờ trình HĐND về dự thảo nghị quyết; ii) Dự thảo nghị quyết;

iii) Báo cáo thẩm định và báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định đối với dự thảo nghị quyết do UBND trình;

iv) Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý của cơ quan, tổ chức, cá nhân; bản chụp ý kiến góp ý;

v) Tài liệu khác (nếu có).

Việc phân tích chính sách nên tập trung vào việc phân tích, đánh giá tác động của chính sách tới đời sống kinh tế - xã hội của địa phương. Để làm điều đó, trước hết làm rõ: Nghị quyết đề cập tới vấn đề trọng tâm nào? Vấn đề đó có tạo ra bức xúc của người dân hay không? Những giải pháp mà nghị quyết đưa ra sẽ giải quyết được các nguyên nhân nào trong vấn đề chính sách? Giải quyết được đến mức độ nào? Tác động của các giải pháp này đối với xã hội, nhất là đối với nhóm đối tượng chính sách như thế nào?

Theo quy định của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP hướng dẫn thực hiện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (được sửa đổi, bổ sung b ng Nghị định số 154/2020/NĐ-CP), tác động của chính sách được đánh giá gồm:50

- Tác động về kinh tế được đánh giá trên cơ sở phân tích chi phí và lợi ích đối với một hoặc một số nội dung về sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, môi trường đầu tư và kinh doanh, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân, cơ cấu phát triển kinh tế của quốc gia hoặc địa phương, chi tiêu công, đầu tư công và các vấn đề khác có liên quan đến kinh tế;

- Tác động về xã hội của chính sách được đánh giá trên cơ sở phân tích, dự báo tác động đối với một hoặc một số nội dung về dân số, việc làm, tài sản, sức

khỏe, môi trường, y tế, giáo dục, đi lại, giảm nghèo, giá trị văn hóa truyền thống, gắn kết cộng đồng, xã hội và các vấn đề khác có liên quan đến xã hội;

- Tác động về giới của chính sách (nếu có) được đánh giá trên cơ sở phân tích, dự báo các tác động kinh tế, xã hội liên quan đến cơ hội, điều kiện, năng lực thực hiện và thụ hưởng các quyền, lợi ích của m i giới;

- Tác động của thủ tục hành chính (nếu có) được đánh giá trên cơ sở phân tích, dự báo về sự cần thiết, tính hợp pháp, tính hợp lý và chi phí tuân thủ của thủ tục hành chính để thực hiện chính sách;

- Tác động đối với hệ thống pháp luật được đánh giá trên cơ sở phân tích, dự báo khả năng về thi hành và tuân thủ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, tác động đối với tổ chức bộ máy nhà nước, khả năng thi hành và tuân thủ của Việt Nam đối với các điều ước quốc tế.

Việc phân tích kỹ những nội dung chủ yếu của nghị quyết và tác động của những chính sách trong dự thảo nghị quyết lên đời sống xã hội cho phép người đại biểu:

- Xem xét, cân nhắc về các giải pháp đang có trong dự thảo dựa trên việc phân tích chi phí-lợi ích; dựa trên các đánh giá tác động tích cực và tiêu cực để có thể dự báo được những ưu điểm và khiếm khuyết của các phương án này;

- Giúp nâng cao chất lượng của nghị quyết, tăng cường tính thực tế và qua đó nâng cao tính khả thi cho nghị quyết khi được thông qua;

- Giúp đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ giữa các chính sách chứa đựng trong các nghị quyết đã có hoặc sắp ban hành của HĐND;

- Giúp cho việc thực hiện chính sách dễ dàng hơn, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của nhóm đối tượng của nghị quyết;

Để có thể có đóng góp tích cực vào phân tích nội dung của nghị quyết cần nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết để phân tích vấn đề, do đó cần nắm được kỹ năng thu thập và xử lý thông tin.

Những yêu cầu cơ bản đối với nguồn thông tin mà đại biểu HĐND cần để phục vụ cho quá trình ra quyết định là: Thông tin phải chính xác, đầy đủ, kịp

thời và phù hợp. Để có được thông tin chính xác, khách quan, đầy đủ và kịp thời, trong quá trình xác định vấn đề cần lưu ý các điểm sau đây:

- Để đảm bảo tính chính xác của thông tin, cần lựa chọn đúng nguồn thông tin khách quan và đáng tin cậy.

- Để có được thông tin kịp thời, cần thường xuyên và chủ động thu thập các thông tin có liên quan tới hoạt động trên địa bàn một cách định kỳ.

- Cần xây dựng một hệ thống xử lý thông tin tin cậy. - Biết lựa chọn đúng các thông tin cần thiết.

Những thông tin cần thu thập khi phân tích nội dung vấn đề trong nghị quyết của HĐND có thể bao gồm:

- Thông tin chính trị - pháp lý: Là những thông tin có trong các văn bản, quy định của Đảng và trong các văn bản quy định pháp luật của Nhà nước. Đây là loại thông tin không thể thiếu trong mọi hoạt động của đại biểu HĐND, trong đó có hoạt động phân tích nội dung dự thảo nghị quyết vì những thông tin này giúp cho đại biểu HĐND đánh giá được mức độ tuân thủ pháp luật của các quy định, giải pháp được nêu trong nghị quyết. Các thông tin thuộc nhóm này thường được thu thập b ng phương pháp nghiên cứu thư viện (desk study).

- Thông tin thực tế: Là những thông tin từ thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội của địa phương; những kết quả thực hiện đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trên địa bàn. Những thông tin này có thể có được quan các báo cáo của các đơn vị có liên quan, các cơ quan n m dưới sự giám sát của HĐND, qua việc tiếp xúc với công dân, với cử tri tại các cuộc tiếp xúc cử tri theo kế hoạch hoặc các buổi gặp gỡ, trao đổi với người dân, cán bộ, công chức, viên chức,... thông tin nhóm này cũng có thể thu thập được thông qua các hoạt động điều tra khảo sát b ng bảng hỏi, phỏng vấn sâu hay quan sát.

Chẳng hạn, nếu HĐND dự kiến ban hành nghị quyết “Phát triển giáo dục và đào tạo trên địa bàn huyện giai đoạn 2021 - 2025” thì các thông tin cần thiết phải tiến hành thu thập sẽ bao gồm:

- Thông tin chính trị - pháp lý: Chủ trương của Đảng về đổi mới toàn diện công tác giáo dục và đào tạo; nội dung liên quan tới giáo dục, đào tạo cấp tỉnh

trong Luật Giáo dục; các nghị định của Chính phủ, thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các quy định đã có của HĐND tỉnh và HĐND huyện các khóa trước và của UBND tỉnh, huyện; các chính sách về giáo dục hiện đang thực hiện,...

- Thông tin thực tế: các thông tin trong các báo cáo của ngành giáo dục - đào tạo của tỉnh; các báo cáo giám sát của Ban Văn hóa - Xã hội của HĐND tỉnh đã có; nội dung phản ánh qua các cuộc tiếp xúc với đội ngũ giáo viên và các báo cáo giám sát của Ban Văn hóa - Xã hội của HĐND huyện đã có; cán bộ quản lý giáo dục trên địa bàn;...

Một phần của tài liệu 3. TL bồi dưỡng ĐB HĐND cấp huyện, cấp xã (Trang 137 - 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)