IV. Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã
2. Đối tƣợng, nội dung, hình thức giám sát của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã
dân cấp huyện, cấp xã
a. Đối tượng giám sát
Đối tượng giám sát của đại biểu HĐND cấp huyện, cấp xã bao gồm 3 nhóm đối tượng chính đó là: (i) UBND, thành viên UBND cùng cấp; (ii) HĐND, Thường trực HĐND, Ban của HĐND cùng cấp; (iii) Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác ở địa phương. Trong 3 nhóm đối tượng nêu trên, nhóm đối tượng một (UBND, thành viên UBND cùng cấp) là đối tượng bị giám sát chủ yếu.
Ngoài ra, đối tượng giám sát của đại biểu HĐND cấp huyện còn là Tòa án nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp và HĐND cấp xã.
b. Nội dung giám sát Nội dung giám sát gồm:
- HĐND giám sát việc tuân theo Hiến pháp, pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của HĐND cùng cấp; giám sát hoạt động của Thường trực HĐND, UBND, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp và Ban của HĐND cấp mình; giám sát quyết định của UBND cùng cấp và nghị quyết của HĐND cấp dưới trực tiếp;
- Thường trực HĐND giám sát việc tuân theo Hiến pháp, pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của HĐND cùng cấp; giám sát hoạt động
của UBND, các cơ quan thuộc UBND, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp và HĐND cấp dưới; giám sát quyết định của UBND cùng cấp, nghị quyết của HĐND cấp dưới trực tiếp; giúp HĐND thực hiện quyền giám sát theo sự phân công của HĐND;
- Ban của HĐND giúp HĐND giám sát hoạt động của Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp; giám sát hoạt động của UBND, các cơ quan thuộc UBND cùng cấp thuộc lĩnh vực Ban phụ trách; giám sát văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực Ban phụ trách;
- Tổ đại biểu HĐND giám sát việc tuân theo Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên ở địa phương và nghị quyết của HĐND cùng cấp hoặc về vấn đề do HĐND, Thường trực HĐND phân công;
- Đại biểu HĐND chất vấn Chủ tịch UBND, thành viên khác của UBND, Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, Thủ trưởng cơ quan thuộc UBND cùng cấp; trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật; giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân ở địa phương.
Khi xét thấy cần thiết, HĐND, Thường trực HĐND, Ban của HĐND tiến hành giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác ở địa phương.
c. Hình thức giám sát giám sát
Đại biểu HĐND cấp huyện, cấp xã tự mình giám sát hoặc tham gia nhiều hoạt động giám sát của HĐND cấp huyện, cấp xã. Trên thực tế, đại biểu HĐND cấp huyện, cấp xã thường xuyên tham gia các hoạt động giám sát chủ yếu sau:
- Giám sát báo cáo công tác: được thực hiện tại kỳ họp HĐND, thông qua việc đại biểu tham gia phát biểu về báo cáo.
- Chất vấn: được thực hiện tại phiên họp HĐND, phiên họp Thường trực HĐND, thông qua việc đặt câu hỏi chất vấn trực tiếp b ng lời nói hoặc b ng văn bản.
- Tham gia các đoàn giám sát do HĐND, Thường trực HĐND, Ban của HĐND thành lập: thời điểm thực hiện giữa hai kỳ họp HĐND, thông qua việc nghe báo cáo của cơ quan bị giám sát và trực tiếp giám sát, kiểm tra thực tế.
- Lấy phiếu tín nhiệm: thời điểm thực hiện 1 lần trong nhiệm kỳ, thông qua việc thể hiện chính kiến trên lá phiếu.
- Thẩm tra báo cáo: thời điểm thực hiện trước kỳ họp HĐND, đối với đại biểu là thành viên Ban của HĐND, thông qua các cuộc họp Ban.
- Giám sát chuyên đề là việc chủ thể giám sát theo dõi, xem xét, đánh giá việc thi hành chính sách, pháp luật, nghị quyết của HĐND trong một hoặc một số lĩnh vực nhất định. Trong thực tế, nội dung giám sát chuyên đề thường tập trung ở những lĩnh vực có nhiều vấn đề bức xúc, bất cập, yếu kém ở địa phương hoặc những lĩnh vực quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Qua đó, chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế, bất cập, nguyên nhân của kết quả, hạn chế, bất cập làm cơ sở để HĐND có những điều chỉnh phù hợp (nếu thuộc thẩm quyền của HĐND) hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết (nếu không thuộc thẩm quyền của HĐND). Như vậy, giám sát chuyên đề có nội dung, phạm vi đối tượng rộng31. Khác với giám sát chuyên đề, giám sát giải quyết một vụ việc cụ thể luôn có một nội dung, đối tượng, phạm vi cụ thể được xây dựng trước.
- Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân: thời điểm thực hiện do Thường trực HĐND tổ chức hoặc đại biểu trực tiếp tiếp công dân, hình thức thực hiện thông qua các cuộc tiếp công dân, đôn đốc các cơ quan, tổ chức, cá nhân trả lời.
- Nguyên tắc giám sát:
Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật;
Bảo đảm khách quan, công khai, minh bạch, hiệu quả;
Không làm cản trở đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát.
31 Ví dụ: giám sát chuyên đề về thực hiện chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số; việc quản lý trật tự xây dựng; tình hình quản lý đất đai; việc thực hiện sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế; kết quả triển khai thực hiện dựng; tình hình quản lý đất đai; việc thực hiện sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế; kết quả triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh, công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo; việc thực hiện chính sách đối với ngành y tế, giáo dục, đối tượng người có công, đối tượng bảo trợ xã hội…
Đại biểu HĐND cấp huyện, cấp xã tự mình hoặc tham gia vào hoạt động giám sát của HĐND, Thường trực HĐND, Ban của HĐND, cụ thể được trình bày tại Bảng 1.1.
Bảng 1: Các hình thức giám sát
STT Hình thức giám sát Đại biểu cơ quan
tổ chức giám sát
Thời điểm
1 Xem xét báo cáo công tác của Thường trực HĐND, UBND, TAND, VKSND, cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp và các báo cáo khác.
HĐND Kỳ họp HĐND
2 Xem xét việc trả lời chất vấn HĐND, Thường trực HĐND
Kỳ họp HĐND, phiên họp Thường trực HĐND
3 Xem xét quyết định của UBND cùng cấp, nghị quyết của HĐND cấp dưới trực tiếp. Đại biểu, HĐND, Thường trực, Ban của HĐND, Tổ đại biểu Trong kỳ họp HĐND, giữa hai kỳ họp
4 Giám sát chuyên đề Đoàn giám sát của HĐND, Thường trực HĐND, Ban HĐND,
Giữa hai kỳ họp HĐND
5 Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND bầu.
HĐND Kỳ họp HĐND
6 Tổ chức hoạt động giải trình. Thường trực HĐND
Phiên họp Thường trực HĐND
7 Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.
Đại biểu, Đoàn giám sát, Thường trực, Ban của HĐND Giữa hai kỳ họp, phiên họp Thường trực, Ban của HĐND 8 Giám sát việc giải quyết kiến
nghị của cử tri.
Đại biểu, Đoàn giám sát, Thường trực, Ban của HĐND Giữa hai kỳ họp, phiên họp Thường trực, Ban của HĐND 9 Thẩm tra các báo cáo. Ban của HĐND Phiên họp Ban
của HĐND 10 Giám sát việc thi hành pháp luật
ở địa phương.
Đại biểu Giữa hai kỳ họp