II. Tổ chức bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phƣơng cấp huyện, cấp xã
25 Về việc xác định xác định loại đơn vị hành chính, xem thêm Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày tháng 5 năm 2016 về Tiêu
1211/2016/UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 25 tháng 5 năm 2016 về Tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính.
quần đảo có thể được tổ chức thành các đơn vị hành chính. Tại đơn vị hành chính cấp huyện ở hải đảo, tổ chức cấp chính quyền địa phương gồm có HĐND và UBND.
Trường hợp đơn vị hành chính cấp huyện ở hải đảo chia thành các đơn vị hành chính cấp xã thì tại đơn vị hành chính cấp xã tổ chức cấp chính quyền địa phương, trừ trường hợp cụ thể Quốc hội quy định không phải là cấp chính quyền địa phương.Chính quyền địa phương cấp huyện ở hải đảo thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn tương ứng của chính quyền địa phương ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.
Cũng theo quy định của pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương tại các đơn vị hành chính ở hải đảo cần phải bảo đảm tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ quan nhà nước tại địa phương, bảo đảm linh hoạt, chủ động ứng phó khi có sự kiện, tình huống đột xuất, bất ngờ xảy ra nh m bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia trên các vùng biển, hải đảo, phát huy lợi thế, tiềm năng kinh tế biển, hội nhập kinh tế quốc tế, bảo đảm thu hút người dân ra sinh sống, bảo vệ và phát triển hải đảo.
b. Tổ chức bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở quận
Chính quyền địa phương ở quận là cấp chính quyền địa phương, trừ trường hợp cụ thể Quốc hội quy định không phải là cấp chính quyền địa phương. Cấp chính quyền địa phương ở quận gồm có HĐND quận và UBND quận.
Thường trực HĐND quận gồm Chủ tịch HĐND, một Phó Chủ tịch HĐND và các Ủy viên là Trưởng ban của HĐND quận. Chủ tịch HĐND quận có thể là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách; Phó Chủ tịch HĐND quận là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách.
Ban của HĐND quận gồm có Trưởng ban, một Phó Trưởng ban và các Ủy viên. Số lượng Ủy viên của các Ban của HĐND do HĐND quận quyết định. Trưởng ban của HĐND quận có thể là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách; Phó Trưởng ban của HĐND quận là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách.
Các đại biểu HĐND quận được bầu ở một hoặc nhiều đơn vị bầu cử hợp thành Tổ đại biểu HĐND. Số lượng Tổ đại biểu HĐND, Tổ trưởng và Tổ phó của Tổ đại biểu HĐND do Thường trực HĐND quận quyết định.
UBND quận gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên. UBND quận loại I có không quá ba Phó Chủ tịch; quận loại II và loại III có không quá hai Phó Chủ tịch. Ủy viên UBND quận gồm các Ủy viên là người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an. Cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận gồm có các phòng và cơ quan tương đương phòng.
Chính quyền địa phương ở quận có nhiệm vụ, quyền hạn:
- Tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn quận.
- Quyết định những vấn đề của quận trong phạm vi được phân quyền, phân cấp theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan hành chính nhà nước cấp trên ủy quyền.
- Kiểm tra, giám sát tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương ở phường.
- Chịu trách nhiệm trước chính quyền địa phương ở thành phố trực thuộc Trung ương về kết quả thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở quận.
- Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp nh m phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn quận.
c. Tổ chức bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị xã/thành phố thuộc tỉnh/thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương
Chính quyền địa phương ở thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương là cấp chính quyền địa phương gồm có HĐND thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương
và UBND thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.
Thường trực HĐND thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương gồm Chủ tịch HĐND, một Phó Chủ tịch HĐND và các Ủy viên là Trưởng ban của HĐND. Chủ tịch HĐND thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương có thể là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách; Phó Chủ tịch HĐND thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách.
Ban của HĐND thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương gồm có Trưởng ban, một Phó Trưởng ban và các Ủy viên. Số lượng Ủy viên của các Ban của HĐND do HĐND thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương quyết định. Trưởng ban của HĐND thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương có thể là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách; Phó Trưởng ban của HĐND thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách.
Các đại biểu HĐND được bầu ở một hoặc nhiều đơn vị bầu cử hợp thành Tổ đại biểu HĐND. Số lượng Tổ đại biểu HĐND, Tổ trưởng và Tổ phó của Tổ đại biểu HĐND do Thường trực HĐND thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương quyết định.
UBND thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên. UBND thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương loại I có không quá ba Phó Chủ tịch; thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương loại II và loại III có không quá hai Phó Chủ tịch.
Ủy viên UBND thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương gồm các Ủy viên là người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc UBND thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an. Cơ quan
chuyên môn thuộc UBND thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương gồm có các phòng và cơ quan tương đương phòng.
Chính quyền địa phương ở thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương có nhiệm vụ, quyền hạn:
- Tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.
- Quyết định những vấn đề của thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi được phân quyền, phân cấp theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan hành chính nhà nước cấp trên ủy quyền.
- Kiểm tra, giám sát tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương cấp xã.
- Chịu trách nhiệm trước chính quyền địa phương cấp tỉnh về kết quả thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.
- Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp nh m phát huy quyền làm chủ của nhân dân, huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.