- Một số hạn chế đối với hoạt động chất vấn:
1. Khái niệm và những yếu tố cấu thành năng lực thực thi nhiệm vụ của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã
CỦA ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP HUYỆN, CẤP XÃ I. Năng lực thực thi nhiệm vụ của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã
1. Khái niệm và những yếu tố cấu thành năng lực thực thi nhiệm vụ của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã
a) Khái niệm
Có nhiều quan niệm khác nhau về năng lực. Dưới góc độ tâm lý học, năng lực được hiểu là tổng hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu của một hoạt động nhất định37. Theo cách tiếp cận của khoa học quản lý nguồn nhân lực, Du Bois38
cho r ng: Năng lực là khả năng của một cá nhân để đáp ứng hoặc đáp ứng vượt mức các yêu cầu của một vị trí công việc nh m đạt được kết quả công việc mong muốn trong điều kiện nhất định của tổ chức. Theo Parry ScottB: Năng lực là tập hợp các kiến thức, thái độ và kỹ năng ảnh hưởng đến phần lớn một công việc nào đó; ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc và có thể được cải thiện thông qua đào tạo và phát triển. Bolt (1987) cho r ng, năng lực là sự “kết hợp đồng thời những kiến thức, kỹ năng và thái độ cần có để hoàn thành tốt một vai trò hay một công việc được giao”.
Tóm lại, năng lực là khả năng đáp ứng yêu cầu công việc. Năng lực không những phản ánh trình độ được đào tạo của một cá nhân mà còn thể hiện trong thực tiễn hành động. Năng lực là tổng hợp kiến thức, kỹ năng, thái độ và các đặc điểm cá nhân được vận dụng và phát triển trong quá trình làm việc để đạt được kết quả mong muốn trong những điều kiện nhất định. Năng lực chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi các yếu tố thuộc tổ chức và vị trí việc làm cụ thể. M i một công việc hay vị trí việc làm đều có những yêu cầu cụ thể về năng lực thực hiện công việc - cơ sở để xác định các tiêu chuẩn mà người đảm nhiệm công việc phải đáp
37
Xem thêm: Nguyễn Quang Uẩn (Chủ biên), 2015, Tâm lý học đại cương, Nxb. Đại học Sư phạm, Hà Nội.