- Một số hạn chế đối với hoạt động chất vấn:
39 Nguyễn Thị Hồng Hải (2011) Một số vấn đề về phát triển năng lực của cán bộ công chức, Tạp chí Tổ chức nhà
Trong đó, kiến thức là hiểu biết mà cá nhân có được sau khi trải qua quá trình giáo dục - đào tạo, đọc hiểu, phân tích và ứng dụng. Đây là hệ thống các tri thức mà cá nhân tích lũy được, giúp nhận biết về thế giới, xã hội. Kỹ năng là khả năng thực hiện các công việc, biến kiến thức thành hành động. Đó là khả năng của con người có tri thức, biết vận dụng kiến thức, kinh nghiệm, tận dụng tối ưu sự h trợ của kỹ thuật, công nghệ để có được tập hợp các thao tác trong tư duy và hành động, tạo thành phương thức hành động thích hợp với điều kiện, môi trường nh m thực hiện một nhiệm vụ, một công việc... đạt được kết quả tốt nhất với chi phí các nguồn lực thấp nhất. Thái độ hay phẩm chất thể hiện cách thức nhìn nhận và phản ứng của cá nhân với công việc, động cơ, cũng như những tố chất cần có để đảm nhận tốt công việc.
Do đó, năng lực thực thi nhiệm vụ của đại biểu HĐND cấp huyện, cấp xã bao gồm các các yếu tố cấu thành:
Một là, kiến thức: Bên cạnh kiến thức chuyên môn được đào tạo, kiến thức pháp luật và quản lý nhà nước, đại biểu HĐND còn phải tự trang bị các kiến thức tổng hợp về đời sống của địa phương trên tất cả các lĩnh vực chính trị - kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh - quốc phòng,... thấu hiểu đặc thù của địa phương trong mối tương quan với bối cảnh trong nước và quốc tế. Năng lực thực thi nhiệm vụ của đại biểu HĐND được hình hình thành và phát triển b ng trải nghiệm thực tế và n lực học hỏi, rèn luyện thông qua công việc, vì vậy, kiến thức chuyên môn được đào tạo và minh chứng qua văn b ng, chứng chỉ chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ để đảm bảo thực hiện tốt vai trò là người đại biểu dân cử.
Để có thể làm giàu vốn tri thức của mình, người đại biểu HĐND cấp huyện, cấp xã phải luôn luôn tự trau dồi, rèn luyện khả năng nhận thức, có tinh thần học hỏi để không ngừng nâng cao kiến thức, cập nhật thông tin và tri thức mới.
Hai là, kỹ năng: Khả năng thực hiện công việc trong thực tế, thể hiện qua sự thành thục trong thực hiện các hoạt động, các thao tác công việc và các quy trình, thủ tục liên quan. Bên cạnh các kỹ năng chuyên môn sâu như kỹ năng
phân tích đánh giá lợi thế so sánh của địa phương, kỹ năng giám sát, kỹ năng tiếp xúc và trả lời chấp vấn của cử tri… đại biểu HĐND cấp huyện, cấp xã còn phải rèn luyện các kỹ năng lãnh đạo, quản lý và các kỹ năng “mềm” khác.
Ba là, thái độ/hành vi: Có quan điểm và hành vi ứng xử thích hợp trong công việc, có tinh thần phục vụ nhân dân, có tinh thần chịu trách nhiệm cao. Thực hiện sứ mệnh là người đại diện cho cử tri, đại biểu HĐND cấp huyện, cấp xã cần có thái độ chủ động, tích cực, nghiêm túc, khách quan trong lãnh đạo, chỉ đạo, gương mẫu, giữ gìn phẩm chất đạo đức, nói đi đôi với làm, tận tụy trong công việc, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.