Xung đột lợi ích và giải quyết xung đột lợi ích trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp

Một phần của tài liệu 3. TL bồi dưỡng ĐB HĐND cấp huyện, cấp xã (Trang 71 - 74)

IV. Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã

4. Xung đột lợi ích và giải quyết xung đột lợi ích trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp

hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp

a. Khái quát về xung đột lợi ích trong thực hiện nhiệm vụ của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã

Xung đột lợi ích trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ ở Việt Nam hiện nay được Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 quy định: “Xung đột lợi ích là tình huống mà trong đó lợi ích của người có chức vụ, quyền hạn hoặc người thân thích của họ tác động hoặc sẽ tác động không đúng đắn đến việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ” (khoản 8, Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018).

Quy định này chỉ ra bản chất của xung đột lợi ích là lợi ích của cá nhân thực hiện nhiệm vụ, công vụ mâu thuẫn với trách nhiệm và nghĩa vụ công của họ. Như vậy, xung đột lợi ích trong hoạt động công vụ là tình huống phát sinh khi việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật của cá nhân bị tác động tiêu cực hoặc sẽ bị tác động tiêu cực bởi lợi ích riêng của họ.

Xung đột lợi ích trong trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu HĐND cấp huyện, cấp xã có thể tạo ra tác hại và ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của HĐND từ những khía cạnh cơ bản sau:

- Xung đột lợi ích trong thực hiện nhiệm vụ của đại biểu HĐND cấp huyện, cấp xã làm cho lợi ích không chính đáng của cá nhân đại biểu đặt lên trên lợi ích chung, là sự thể hiện của việc đại biểu sử dụng quyền lực công để đạt được lợi ích cá nhân. Vì vậy nó đi ngược lại với mục tiêu hoạt động của HĐND.

- Xung đột lợi ích trong thực hiện nhiệm vụ cuả đại biểu HĐND tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến tham nhũng.

- Xung đột lợi ích trong thực hiện nhiệm vụ của đại biểu HĐND ảnh hưởng đến sự khách quan, đúng pháp luật trong hoạt động của HĐND, từ đó làm suy giảm niềm tin của người dân đối với HĐND.

b. Giải quyết xung đột lợi ích trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã

Căn cứ vào quy định của Luật Phòng, chống tham những năm 2018 và Nghị định số 59/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, xung đột lợi ích trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu HĐND cấp huyện, cấp xã có thể xảy ra trong những trường hợp sau:

- Nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích khác của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan đến công việc do mình giải quyết.

- Tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác, công việc thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc tham gia giải quyết.

- Sử dụng những thông tin có được nhờ chức vụ, quyền hạn của mình để vụ lợi hoặc để phục vụ lợi ích của tổ chức hoặc cá nhân khác.

- Có vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột là người có quyền, lợi ích trực tiếp liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của mình.

- Can thiệp hoặc tác động không đúng đến hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền vì vụ lợi.

Để giải quyết xung đột lợi ích trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu HĐND cấp huyện, cấp xã, có các giải pháp được đưa ra như:

- Thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về kiểm soát xung đột lợi ích, cụ thể:

Đại biểu HĐND cấp huyện, cấp xã được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nếu biết hoặc buộc phải biết nhiệm vụ, công vụ được giao có xung đột lợi ích thì phải báo cáo người có thẩm quyền để xem xét, xử lý.

Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khi phát hiện có xung đột lợi ích của đại biểu HĐND thì phải thông tin, báo cáo cho HĐND, Thường trực HĐND để xem xét, xử lý.

HĐND, Thường trực HĐND khi phát hiện có xung đột lợi ích và nếu thấy việc tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, công vụ của đại biểu HĐND cấp huyện, cấp xã không bảo đảm tính đúng đắn, khách quan, trung thực thì phải xem xét, áp dụng một trong các biện pháp sau đây: (i) Giám sát việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao của người có xung đột lợi ích; (ii) Đình chỉ, tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao của người có xung đột lợi ích.

- Công khai, minh bạch hoạt động của đại biểu HĐND cấp huyện, cấp xã: Hoạt động của đại biểu HĐND cấp huyện, cấp xã cần được công khai, minh bạch, trừ nội dung thuộc bí mật nhà nước, và nội dung khác theo quy định của pháp luật.

Việc công khai, minh bạch phải bảo đảm chính xác, rõ ràng, đầy đủ, kịp thời theo trình tự, thủ tục do cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quy định và phù hợp với quy định của pháp luật.

- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nh m góp phần giúp đại biểu HĐND cấp huyện, cấp xã nắm rõ các quy định trong thực hiện nhiệm vụ của đại biểu.

- Tăng cường sự tham gia, giám sát của xã hội đối với quá trình thực hiện nhiệm vụ của đại biểu HĐND cấp huyện, cấp xã.

- Phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh và công khai theo quy định của pháp luật về các trường hợp vi phạm pháp luật do để xảy ra xung đột lợi ích.

CÂU HỎI THẢO LUẬN27

1. Chính quyền địa phương ở nước ta hoạt động trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản nào? Liên hệ thực tế hoạt động của chính quyền địa phương nơi cá nhân đại biểu HĐND công tác.

2. Việc phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương dựa trên các nguyên tắc nào? Làm rõ sự khác nhau giữa phân quyền, phân cấp và ủy quyền.

3. Nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu HĐND cấp huyện, cấp xã được quy định như thế nào? Những yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của đại biểu HĐND cấp huyện, cấp xã? Liên hệ thực tế hoạt động của cá nhân đại biểu HĐND.

4. Xung đột lợi ích là gì? Trách nhiệm của đại biểu HĐND cấp huyện, cấp xã trong giải quyết xung đột lợi ích trong hoạt động của cơ quan, đơn vị. Kinh nghiệm của cá nhân đại biểu HĐND trong việc giải quyết xung đột lợi ích.

Một phần của tài liệu 3. TL bồi dưỡng ĐB HĐND cấp huyện, cấp xã (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)