Nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã

Một phần của tài liệu 3. TL bồi dưỡng ĐB HĐND cấp huyện, cấp xã (Trang 67 - 70)

IV. Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã

2. Nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã

cấp xã

a. Nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Hội đồng nhân dân ở kỳ họp Hội đồng nhân dân

- Tham gia đầy đủ các kỳ họp, phiên họp HĐND;

- Tham gia thảo luận và biểu quyết chương trình kỳ họp;

- Bầu cử và ứng cử vào các chức vụ Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND và các Ban của HĐND;

- Thảo luận và biểu quyết những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND.

b. Nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Hội đồng nhân dân trong mối liên hệ với cử tri

- Liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri;

- Thu thập, phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị của cử tri; - Bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp của cử tri;

- Thực hiện chế độ tiếp xúc và báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của HĐND;

- Trả lời những yêu cầu và kiến nghị của cử tri;

- Tiếp dân định kỳ theo lịch, nhận và chuyển đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, giúp dân theo dõi, đôn đốc việc giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo đó;

- Quyền yêu cầu chấm dứt các hoạt động trái pháp luật: Đại biểu HĐND có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân kịp thời chấm dứt những việc làm trái pháp luật, chính sách của nhà nước trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc của cán bộ, công chức, nhân viên cơ quan, tổ chức, đơn vị đó;

- Quyền yêu cầu gặp người phụ trách cơ quan, tổ chức, đơn vị: Đại biểu HĐND có quyền yêu cầu gặp người phụ trách của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân. Khi đại biểu yêu cầu gặp thì người đó có trách nhiệm tiếp đại biểu;

- Quyền kiến nghị việc thực hiện pháp luật: đại biểu HĐND có quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước về việc thi hành pháp luật, chính sách của nhà nước và về những vấn đề thuộc lợi ích chung. Cơ quan có thẩm quyền, trách nhiệm trả lời kiến nghị của đại biểu HĐND;

- Quyền đề nghị bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do HĐND bầu;

- Quyền được tạo điều kiện hoạt động;

- Quyền được hưởng các chế độ đối với đại biểu HĐND;

- Quyền miễn trừ của đại biểu HĐND: Điều 100, Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) quy định: “Không được bắt, giam, giữ, khởi tố đại biểu HĐND, khám xét nơi ở và nơi làm việc của đại biểu HĐND nếu không có sự đồng ý của HĐND hoặc trong thời gian HĐND

không họp, không có sự đồng ý của Thường trực HĐND. Trường hợp đại biểu HĐND bị tạm giữ vì phạm tội quả tang thì cơ quan tạm giữ phải lập tức báo cáo để HĐND hoặc Thường trực HĐND xem xét, quyết định”.

c. Quyền chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân

Đại biểu HĐND có quyền chất vấn Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND, Ủy viên UBND, Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp. Người bị chất vấn phải trả lời về những vấn đề mà đại biểu HĐND chất vấn.

d. Quyền yêu cầu cung cấp thông tin của đại biểu Hội đồng nhân dân

Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu, đại biểu HĐND có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó.

e. Việc thôi làm nhiệm vụ đại biểu, tạm đình chỉ và mất quyền đại biểu Hội đồng nhân dân

- Trong nhiệm kỳ, nếu đại biểu HĐND không còn công tác và cư trú tại đơn vị hành chính mà mình đang là đại biểu thì phải xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu. Đại biểu HĐND có thể đề nghị thôi làm nhiệm vụ đại biểu vì lý do sức khỏe hoặc vì lý do khác. Việc chấp nhận đại biểu HĐND thôi làm nhiệm vụ đại biểu do HĐND cùng cấp xem xét, quyết định;

- Trường hợp đại biểu HĐND bị khởi tố bị can thì Thường trực HĐND quyết định tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu HĐND đó; đại biểu HĐND được trở lại thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu và khôi phục các lợi ích hợp pháp khi cơ quan có thẩm quyền đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án đối với đại biểu đó hoặc kể từ ngày có bản án, quyết định của tòa án có hiệu lực pháp luật tuyên đại biểu đó không có tội hoặc được miễn trách nhiệm hình sự.

- Đại biểu HĐND bị kết tội b ng bản án, quyết định của Tòa án thì đương nhiên mất quyền đại biểu HĐND kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật;

- Đại biểu HĐND đã thôi làm nhiệm vụ đại biểu hoặc bị mất quyền đại biểu thì đương nhiên thôi đảm nhiệm các chức vụ trong Thường trực HĐND, Ban của HĐND.

Một phần của tài liệu 3. TL bồi dưỡng ĐB HĐND cấp huyện, cấp xã (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)