Kỹ năng giám sát việc thi hành pháp luật ở địa phƣơng

Một phần của tài liệu 3. TL bồi dưỡng ĐB HĐND cấp huyện, cấp xã (Trang 93 - 96)

- Một số hạn chế đối với hoạt động chất vấn:

3. Kỹ năng giám sát việc thi hành pháp luật ở địa phƣơng

a. Mục đích giám sát thi hành pháp luật

Đại biểu HĐND cấp huyện, cấp xã có trách nhiệm thường xuyên theo dõi, xem xét việc thi hành pháp luật tại địa phương nh m mục đích bảo đảm cho hệ thống pháp luật được đi vào thực tiễn đời sống xã hội, đồng thời giúp phát hiện những bất hợp lý giữa các quy định trong văn bản pháp luật với thực tế, từ đó có đề xuất chỉnh sửa, hoàn thiện nội dung văn bản pháp luật cho phù hợp thực tế.

b. Vai trò của hoạt động giám sát việc thi hành pháp luật

- Giúp việc thi hành pháp luật có hiệu lực, hiệu quả trong thực tế;

- Bảo đảm cho Hiến pháp, pháp luật phát huy đầy đủ vai trò của mình trong quản lý nhà nước, quản lý xã hội b ng pháp luật, đảm bảo cho nguyên tắc pháp

quyền được thực thi trong hoạt động hành pháp;

- Thông qua hoạt động giám sát việc thi hành pháp luật mà phát hiện những nội dung quy định không phù hợp, không đi vào cuộc sống, góp phần hoàn thiện pháp luật, nâng cao chất lượng hoạt động lập pháp.

c. Các bước thực hiện hoạt động giám sát việc thi hành pháp luật ở địa phương

Việc giám sát thi hành pháp luật ở địa phương được quy định Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015 (Điều 86), với nội dung như sau:

- Đại biểu HĐND thường xuyên theo dõi, xem xét việc thi hành pháp luật tại địa phương;

- Tổ đại biểu HĐND tổ chức để đại biểu HĐND giám sát việc thi hành pháp luật trên địa bàn nơi đại biểu ứng cử.

Theo đó, hoạt động giám sát thực thi pháp luật ở địa phương của đại biểu HĐND được triển khai thực hiện như sau:

Bước 1: công tác chuẩn bị

- Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện giám sát;

- Chuẩn bị nội dung, nghiên cứu tài liệu; nghiên cứu hệ thống văn bản pháp luật quy định về hoạt động của các cơ quan chính quyền địa phương. Nghiên cứu các quy định liên quan đến hoạt động giám sát thi hành pháp luật, nghiên cứu xác định rõ những nội dung cần triển khai, cách thức triển khai một cách cẩn thận để có cơ sở so sánh các quy định trong văn bản với cách thức tổ chức thi hành pháp luật trong thực tế;

- Xác định thời gian cụ thể và thành phần tham gia giám sát;

- Thông báo nội dung, kế hoạch giám sát cho cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát chậm nhất là 07 ngày trước ngày bắt đầu tiến hành hoạt động giám sát;

- Mời đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tham gia giám sát; - Cần thiết tổ chức cuộc họp đoàn trước khi thực hiện giám sát

UBND cấp huyện, cấp xã tổ chức thực thi văn bản pháp luật do chính cơ quan mình ban hành và tổ chức thực thi các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước cấp trên ban hành. Do vậy, đại biểu HĐND cấp huyện, cấp xã cần xác định rõ nội dung giám sát cho từng trường hợp cụ thể. Đối với giám sát việc thi hành văn bản pháp luật do chính quyền địa phương ban hành thì đại biểu HĐND quan tâm thêm văn bản hướng dẫn thực hiện.

Đối với hệ thống văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên thì việc ban hành văn bản hướng dẫn thuộc cơ quan nhà nước cấp trên, tức cơ quan ban hành văn bản pháp luật sẽ ra văn bản hướng dẫn. Tuy nhiên, có những điểm chung cho cả hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên ban hành và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan địa phương ban hành mà đại biểu thực hiện giám sát đều phải xem xét đó là: (1) Địa phương có xây dựng kế hoạch, chương trình thực thi pháp luật trên địa bàn địa phương không? (2) Địa phương có phổ biến chương trình, kế hoạch cho người dân biết để thực thi pháp luật; (3) Địa phương có đôn đốc, kiểm tra, theo dõi quá trình thực hiện không và (4) Sau một thời gian thực hiện có đánh giá rút kinh nghiệm?.

Tiếp đến, giám sát việc cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, người dân trên địa bàn thực hiện pháp luật như thế nào trong thực tế; có chấp hành đúng pháp luật không? việc áp dụng pháp luât vào trong thực tế như thế nào? Có áp dụng đúng và triển khai có thống nhất trên địa bàn địa phương không…

- Trong quá trình thực hiện giám sát, nếu phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì đại biểu HĐND có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp cần thiết để kịp thời chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật và khôi phục lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân bị vi phạm; trường hợp cơ quan, tổ chức không thực hiện hoặc đại biểu HĐND không đồng ý với việc giải quyết thì đại biểu HĐND có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp xem xét giải quyết;

Bước 3: Viết báo cáo kết quả hoạt động giám sát

Chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày kết thúc hoạt động giám sát, đại biểu HĐND báo cáo kết quả giám sát với Thường trực HĐND cùng cấp.

Báo cáo giám sát việc thi hành pháp luật ở chính quyền địa phương cần được trình bày b ng văn bản.

Bản báo cáo cần thể hiện rõ:

- Khái quát chung, mục này cần làm rõ một số nội dung cụ thể: (1) Thời gian thực hiện giám sát thi hành pháp luật trên địa bàn địa phương (năm nào hoặc từ năm nào đến năm nào), cần nêu cụ thể dịa bàn (xã hoặc huyện mình giám sát thực thi pháp luật); (2) Nội dung giám sát; (3) Hệ thống văn bản pháp luật mà địa phương triển khai thực hiện (nêu cụ thể nhóm văn bản pháp luật nào vì có như vậy mới kiểm chứng được);

- Đánh giá kết quả thực thi pháp luật trên địa ở địa phương: Mục này cần nêu rõ một số nội dung: (1) Hoạt động xây dựng kế hoạch, chương trình, tuyên truyền phổ biến pháp luật của địa phương; (2) Những kết quả đạt được về tuân thủ pháp luật; sử dụng pháp luật; chấp hành pháp luật và áp dụng pháp luật; (3) Một số điểm chưa đạt được, còn hạn chế và nguyên nhân.

- Kết luận: Tóm tắt kết quả giám sát việc thi hành pháp luật trong thời gian qua; có thể có đề xuất về cách tổ chức thực hiện; về công tác đôn đốc, kiểm tra đối với cơ quan tổ chức thực hiện pháp luật và đề xuất điều chỉnh văn bản pháp lật và cách thức tổ chức thực thi pháp luật (nếu có).

Một phần của tài liệu 3. TL bồi dưỡng ĐB HĐND cấp huyện, cấp xã (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)