IV. Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã
1. Khái niệm, mục đích, yêu cầu đối với giám sát của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã
I. Giám sát của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã
1. Khái niệm, mục đích, yêu cầu đối với giám sát của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã nhân dân cấp huyện, cấp xã
a. Khái niệm giám sát
Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015 quy định, "Giám sát là việc chủ thể giám sát theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, xử lý theo thẩm quyền hoặc yêu cầu, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý"29
.
Giám sát của HĐND được quy định cụ thể trong Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015. Theo đó, giám sát của HĐND là việc HĐND, Thường trực HĐND, Ban của HĐND, Tổ đại biểu HĐND, đại biểu HĐND giám sát theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, xử lý theo thẩm quyền hoặc yêu cầu, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý30
.
Giám sát của HĐND bao gồm giám sát của HĐND tại kỳ họp, giám sát của Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, Tổ đại biểu HĐND và các đại biểu HĐND.
b. Mục đích giám sát của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã - Kiểm soát việc thực hiện quyền lực của các cơ quan nhà nước ở địa phương, đánh giá việc thực hiện nghị quyết của HĐND cấp huyện, cấp xã trong thực tiễn, từ đó, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh, xử lý phù hợp.