- Một số hạn chế đối với hoạt động chất vấn:
2. Xác định nhu cầu phát triển năng lực thực thi nhiệm vụ của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã
Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã
Trong quá trình thực thi nhiệm vụ, đại biểu HĐND cấp huyện, xã với chức trách và nhiệm vụ của mình đòi hỏi phải có sự tổng hợp kiến thức, khả năng xử lý và giải quyết nhiều tình huống trong thực tiễn. Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập và phát triển hướng đến xây dựng chính phủ số, kinh tế số, xã hội số đòi hỏi người đại biểu HĐND huyện, xã cần bổ sung và cập nhật kiến thức cũng như kỹ năng để có thể đảm trách, thực thi nhiệm vụ có hiệu quả. Chính vì vậy, việc m i cá nhân đại biểu HĐND tự đánh giá bản thân về năng lực thực thi, về hiệu quả hoạt động để xây dựng cho cá nhân nhu cầu phát triển năng lực thực thi nhiệm vụ của bản thân là hoạt động không thể thiếu.
Nhu cầu phát triển năng lực thực thi nhiệm vụ của bản thân đại biểu HĐND được hiểu là khoảng “hẫng hụt” giữa năng lực mong muốn để làm tốt công việc với năng lực hiện có của bản thân.
Năng lực cần có: Kiến thức, kỹ năng, thái độ Năng lực hiện có:
Kiến thức, kỹ năng, thái độ Nhu cầu phát triển
Nhu cầu phát triển năng lực thực thi nhiệm vụ của đại biểu HĐND có thể được xác định thông qua nhiều kênh:
- Bản thân cá nhân đại biểu tự đánh giá; - Các đồng nghiệp đánh giá;
- Thủ trưởng đơn vị (nếu có) nhận xét đánh giá; - Cử tri nhận xét, đánh giá;
- Thông qua lấy ý kiến qua phiếu khảo sát, hòm thư…
Phương pháp xác định nhu cầu phát triển năng lực thực thi nhiệm vụ của đại biểu HĐND cấp huyện, cấp xã tương đối đa dạng. Tuy nhiên, cơ sở quan trọng để xác định nhu cầu phát triển năng lực thực thi nhiệm vụ của đại biểu HĐND là đối chiếu với các chuẩn mực công việc đã được công nhận. Trong trường hợp tổ chức chưa đưa ra được hệ thống chuẩn mực chung đối với công việc, có thể lấy kết quả đầu ra đã đạt được hoặc kết quả mong đợi làm chuẩn để so sánh. Việc xác định nguyên nhân không đạt chuẩn mực đã xác định hoặc kết quả đầu ra sẽ là căn cứ quan trọng để xác định khoảng “hụt hẫng” về năng lực - nhu cầu phát triển năng lực chuyên môn/năng lực thực thi nhiệm vụ của người đại biểu HĐND cấp huyện, cấp xã.
Có nhiều cách để xác định nhu cầu phát triển năng lực thực thi nhiệm vụ của đại biểu HĐND, nói chung, và cấp huyện, cấp xã, nói riêng:
Cách 1: Xác định nhu cầu phát triển năng lực thực thi nhiệm vụ trên cơ sở đánh giá thực trạng thực thi công việc của cá nhân đại biểu, bao gồm các bước:
- Đánh giá, phân tích thực trạng thực thi các nhiệm vụ chuyên môn của đại biểu HĐND huyện, xã (phân tích SWOT)
Những điểm mạnh 1………. 2……… Những điểm yếu 1………. 2………. Những cơ hội 1………. 2………. Những thách thức 1………. 2……….
- Xác định nguyên nhân của những điểm yếu, phân loại các nguyên nhân thuộc về năng lực thực thi nhiệm vụ của bản thân (thiếu kiến thức/kỹ năng hay thái độ chưa đúng? thiếu kiến thức/kỹ năng còn hạn chế/thái độ tích cực);
- Cá nhân tự lập kế hoạch phát triển năng lực chuyên môn, năng lực thực thi nhiệm vụ của cá nhân: Triệt tiêu các nguyên nhân làm hạn chế kết quả thực hiện nhiệm vụ (phân theo nhóm gắn với cấu trúc năng lực, phân theo nguyên nhân khách quan, chủ quan; chỉ ra phương thức thực hiện; thời gian…).
Cách 2: Xác định nhu cầu phát triển năng lực thực thi nhiệm vụ trên cơ sở đối chiếu với bảng mô tả công việc (nếu có), bao gồm các bước:
- Phân loại các kiến thức, kỹ năng cần có theo mức độ:
Chuyên gia (làm tốt và có khả năng hướng dẫn những người khác); Thành thạo (làm tốt một cách độc lập);
Chưa thành thạo, cần sự h trợ, hướng dẫn; Chưa biết/chưa biết làm.
- Theo các mức độ trên, cá nhân tự đánh giá, xác định mức độ năng lực thực thi nhiệm vụ của bản thân.
- Sắp xếp các năng lực cần phát triển của bản thân theo mức độ ưu tiên (cần gấp/đặc biệt quan trọng) theo mức độ giảm dần.
- Lập kế hoạch phát triển năng lực chuyên môn/năng lực thực thi nhiệm vụ của cá nhân.
Các mức độ về kiến thức, kỹ năng
Tự đánh giá Mong muốn hoàn thiện
Chuyên gia 1……… 2……… 1……… 2………. Thành thạo 1……… 2……… 1……… 2……… Chƣa thành thạo 1……… 2……… 1……… 2……… Chƣa biết 1……… 2……… 1……… 2………
Cách 3: Xác định nhu cầu phát triển năng lực thực thi nhiệm vụ trên cơ sở so sánh kết quả mong đợi và kết quả thực thi của cá nhân, bao gồm các bước:
- Xác định các kết quả mong đợi của công việc; - Xác định kết quả đạt được của cá nhân;
- Xác định nguyên nhân không đạt được kết quả mong đợi; - Phân loại các nguyên nhân theo các nhóm:
Nhóm nguyên nhân thuộc về bản thân; Nhóm nguyên nhân thuộc về cơ chế; + Nhóm nguyên nhân thuộc về quản lý; Nhóm nguyên nhân thuộc về môi trường;
Nhóm nguyên nhân thuộc về công tác phối hợp; …
- Phân tích nguyên nhân thuộc về bản thân: xác định sự “hẫng hụt” về năng lực (thiếu kiến thức/kỹ năng hay cần thay đổi thái độ?);
- Lập kế hoạch phát triển năng lực thực thi nhiệm vụ của cá nhân.
CÔNG VIỆC ACác bƣớc Các bƣớc trong quá trình giải quyết công việc Kết quả mong muốn Kết quả thực tế Chênh lệch Ảnh hƣởng của sự chênh lệch Nguyên nhân của sự chênh lệch 1………... 2………... 3………... K E N m 1………... 2………... 3………... Cách 4: Xác định nhu cầu phát triển năng lực thực thi nhiệm vụ trên cơ sở đánh giá kết quả thực thi công việc của đại biểu HĐND ở vị trí công việc đang đảm nhiệm so với chuẩn đã xác định đối với từng công việc, bao gồm các bước:
- Xác định thực trạng thực hiện công việc theo các chuẩn đề ra; đối chiếu để đánh giá mức độ đạt được của kết quả;
- Xác định nguyên nhân, phân loại các nguyên nhân và xác định các nguyên nhân thuộc về năng lực thực thi nhiệm vụ của cá nhân (kiến thức sử dụng trong quá trình thực thi nhiệm vụ đã phù hợp chưa? thiếu kiến thức nào? kỹ năng nào đã được vận dụng đúng? còn thiếu/yếu kỹ năng nào?).
- Đối chiếu yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ cần có để xác định nhu cầu phát triển năng lực cá nhân;
- Lập kế hoạch phát triển năng lực chuyên môn cá nhân để thực thi công việc hiệu quả hơn.
Cách 5: Xác định nhu cầu phát triển năng lực thực thi nhiệm vụ trên cơ sở phân tích những khó khăn của cá nhân, bao gồm các bước:
- Đánh giá mức độ thực thi công việc;
- Xác định những khó khăn trong việc thực thi công việc;
- Phân loại nguyên nhân của những khó khăn: do cá nhân; do các yếu tố khác; - Xác định những khó khăn của cá nhân do thiếu kiến thức, kỹ năng, thái độ; - Lập kế hoạch phát triển năng lực chuyên môn cá nhân.